Ở những thảm h⭕ọaಞ trước đây, truyền thông thế giới nhiều lần ghi nhận các trường hợp sống sót kỳ diệu.
Hơn hai tháng sau trận động đất xảy ra ở Kashmir, Pakistan, năm 2005, Naqsha Bibi, một người phụ nữ 40 tuổi đã được giải cứu khỏi căn bếp tại nhà riêng. Faiz Din, anh họ, cũng là người tìm thấy cô, cho biết gia đình đã từ bỏ các nỗ💯 lực tìm kiếm vì nghĩ rằng Bibi đã chết hoặc tới một trại cứu trợ khác. Khi được phát hiện dưới đống đổ nát, cô chỉ nặng 35 kg, bị cứng cơ, yếu đến mức không thể nói chuyện.
Trong không gian nơi Bibi mắc kẹt, thức ăn thối rữa rải rác, song không khí sạch vẫn có thể lọt vào. Bên nhà bếp, có một dòng nước chảy nhỏ giọt. Đây chính là lý do người phụ nữ có thể sống sót tới hai൩ tháng.
Trường hợp tương tự được ghi nhận trong tღrận động đất ở Haiti năm 2010. Một người đàn ông được giải cứu khỏi đống đổ nát ở Port-au-Prince sau 27 ngày mắc kẹt. Anh bị suy dinh dưỡng, mất nước và rối loạn tinh thần, song không bị thương nặng.
Reshma Begum là một trong những người sống sót kỳ diệu sau vụ sập nhà xưởng may mặc ở Dhakha, Bangladesh vào năm 2013. Thảm họa đã giết chết𝓡 hơn 1.100 người. Begum được giải cứu 17 ngày sau sự cố. Cô sống sót nhờ uống nước mưa và ăn thức ăn từ hộp cơm trưa của những công nhân khác.
Tiến sĩ Richard Moon, chuyên gia về sinh tồn của Đại học Duke, Mỹ, cho bi♎ết thức ăn không phải vấn đề lớn. Con người có thể tồn tại nhiều tuần mà không cần ăn. Tuy nhiên, việc cơ thể mất nước vài ngày cũng có thể dẫn đến tử vong.
Điều nà༺y thể hiệ꧑n rất rõ trong những thảm kịch trước đây. Năm 1995, một cửa hàng bách hóa của Hàn Quốc bị sập khiến 502 người thiệt mạng và 937 người bị thương. Choi Myong Sok, một trong những người sống sót, đã được kéo khỏi đống đổ nát sau 10 ngày. Để không lả đi, anh uống nước mưa và ăn các hộp các tông. Anh thậm chí sử dụng đồ chơi trẻ em để giữ vững tinh thần sau khi hai người bạn bị mắc kẹt đã chết trong những ngày đầu tiên.
Theo Julie Ryan, điều phối viên của nhóm Cứu hộ ෴Quốc tế (IRC) có trụ sở tại Anh, trong các tình huống bị mắc kẹt, điều quan trọng nhất là🐻 cần tiếp cận được nguồn oxy và nước. Nhiệt độ cũng là yếu tố mật thiết. Nếu khu vực bị mắc kẹt quá nóng, các nạn nhân có thể bị mất nước nhanh hơn, làm giảm hy vọng sống sót.
Chân tay và các bộ phận của nạn nhân rất có thể bị đống đổ nát đè nén, gây sưng cơ hoặc r♉ối loạn thần kinh. Tình trạng này được gọi là "hội chứng đè bẹp". Nó có thể gây tử vong, suy thận hoặc sốc, cần được hỗ trợ y tế ngay꧂ lập tức.
Theo các chuyên gia, ở hoàn cảnh lý tưởng nhất, người gặp nạn có thể sống sót trong vòng một tuần. Các yếu tố quyết định sự sống bao gồm vết 💝thương của họ, tình trạng không khí, sự khắc nghiệt của thời tiết. Khoảng thời gian quan trọng để giải cứu nạn nhân là 24 giờ sau thảm họa. Sau đó, cơ hội sống sót giảm đi mỗi ngày.
Lực lượng cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang nỗ lực tìm kiếm suốt đêm, với hy vọng kéo dài sự sống cho những nạn nhân của trận động đất mạnh 7,8 độ xảy ra ngày 6/2, khiến 12.000 người tử vong�꧅�. Giới chức và các tổ chức quốc tế lo ngại số người chết và người bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục tăng.
Thục Linh (Theo AP News, BBC, News 18)