Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người cần 50 l/ngày cho các nhu cầu trong gia đình và giữ gìn vệ sinh sức khỏe. Tuy nhiên, khoảng 650 triệu người không c🅺ó nguồn nước sạch và phải sinh🉐 hoạt với lượng nước thấp hơn nhiều tiêu chuẩn nêu trên.
Papua New Guinea, Guinea Xích đạo và Angola có tỷ lệ hộ🌠 gia đình dùng nước 🐠sạch thấp nhất thế giới.
Thiếu nước sạch giá rẻ là một trong những rào cản lớn nhất n🔯găn người dân thoát khỏi đói nghèo và bệnh tật, theo báo cáo "Tình trạng Nước sạch Thế giới" của quỹ từ thiện Water Aid.
Báo cáo công bố hôm nay của Liên Hiệp Quốc ước tính 75 % công việc trên☂ toàn thế giới liên quan đến nước🔜, có nghĩa tình trạng thiếu nước chắc chắn sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập niên tới.
Theo Reuters, tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea, một người nghèo p🌜hải chi 54% thu nhập mỗi ngày để mua 50 l nước từ dịch vụ cung cấp phục vụ cho sinh hoạt.
Tương tự, ở thủ đô Antananarivo của Madagascar, chi phí mua 50 l nư▨ớc do xe tải cung cấp là 45% thu nhập hàng ngày, trong khi con số ở thủ đô Accra của Ghana là 25%.
Một người Anh với mức lưꦡơng tối thiểu dành 0,1% thu nhập hàng ngày để mua 50 l nước qua đường ống cung cấp. Mức sử dụng nước trung bình của người dân Anh là 150 l ♎mỗi ngày.
Tại Mozambique, những gia đình phụ thuộc vào thị trường chợ đen phải trả phí dùng nước cao hơn gấp 100 lần so với giá trợ cấp của 🥀chính phủ.
Camapuchia, Mali, Lào và Ethiopia đạt những bước tiến lớn nhất trong việc tăng cường sử dụng nước sạch. Tuy có nhiều thành t♊ựu, sự bất bình đẳng vẫn tồn tại ở những quốc gia này khi người nghèo nhất thường phải bỏ ra nhiều phần thu nhập nhất để d𒊎ùng nước.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ 45% dân số ở vùng nông thôn Việt Nam được dùng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Chính phủ Việt Nam đang tiến hành dự án cung cấp nước sạch nông thôn trị giá 500 tỷ VND từ năm 2010 đến ♎năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch cho mọi người dân sinh sống ở khu vực này trong thập kỷ tới.
Phương Hoa