Anh là một doanh nhân trẻ thành đạt ở TP HCM. Hai vợ chồng quản lý một công ty gia đình và có một đứa con g♏ái kháu khỉnh. "Vậy mà chuyện xảy ra với con em...", anh nghẹn ngào cho tôi xem những tấm hình chụp vết thương bị xâm hại của bé. Người mẹ ngồi bên cạnh lặng lẽ khóc. Anh tức giận bản thân, tức giận người xâm hại con mình, tức giận cả hệ thống pháp luật vì đã không giải quyết ngay lập tức mọi việc. Bế tắc, anh tìm đến khoa Tâm lý nơi tôi làm việc, mục đích để khám cho con nhưng cũng để cứu vãn tin🧸h thần hai vợ chồng trong giai đoạn khủng hoảng.
Anh nói suốt hơn 30 phút trong cảm xúc lẫn lộn ngập tràn: đau đớn, bực tức, sợ hãi. Đau đớn vì tổn thương, bực tức vì sự bất lực và sợ hãi con mình sẽ tiếp tục bị xâm hại. Hai vợ chồng ngừng hết mọi việc kinh doanh, chia nhau giữ con. Anh chạy khắp nơi tìm nhờ pháp luật xử lý vụ việc, 🎃nhưng suốt hơn ba tháng vẫn chưa có gì cụ thể. Người chồng vừa ngừng nói thì người vợ khóc vỡ òa thành tiếng. Cũng những cảm xúc lẫn lộn được chị tuôn ra trong nước mắt.
Tôi ngồi nghe, không đặt nhiều câu hỏi như những trường hợp khác. Tôi đã muốn đau đớn, bực tức và sợ hãi cùng họ nhưng kịp nhận ra rằng, là một nhà trị liệu, tôi cần giữ cái đầu lạnh và trái tim ấm để giúp họ không mắc những lỗi lầm khác do cảm xúc gây ra. Thời gian trôi qua nặng nề và chậm chạp. Khi hai vợ chồng dần bình tâm, chúng tôi mới có thể cùng ꦚnhau phác thảo kế 𝔉hoạch cho chặng đường sắp tới.
Đó ෴chỉ là chuyện của một gi♌a đình. Bé gái X., tuổi teen đi gặp tôi cùng mẹ. Em bị người thân lạm dụng suốt cả năm trời. Lúc đầu em không hiểu chuyện gì nên không nói cho mẹ biết, về sau, em nói thì mẹ lại không tin cho đến khi tận mắt chứng kiến. Vì giữ thể diện cho dòng họ, gia đình "giải quyết nội bộ" bằng cách nhắc nhở riêng người lạm dụng với hy vọng là bé sẽ không bị nữa.
Nhưng "chuyện đó vẫn tiếp tục xảy ra", chị nói. Điều đau lòng nhất là đôi lúc mẹ cho rằng đó là lỗi của con và xem con là "cục nợ". Bé Y. học với thầy phụ đạo tại nhà, mẹ thấy thầy có vẻ đứng đắn nên có lúc gửi nhà cho t🐎hầy để đi công chuyện. Rồi vỡ lở chuyện em bị thầy lạm dụng, mẹ và con cùng chịu rất nhiều tổn thương tâm lý. Hiện giờ con hơn 10 tuổi, cảm xúc vui giận thất thường, thoái triển trở thà⛄nh một đứa trẻ 5 tuổi. Mẹ rơi vào trầm cảm, vẫn đang điều trị.
Trên đây là vài trong nhiều trường hợp có thật mà tôi đã từng gặp trong thời gian còn làm việc tại Khoa Tâm lý bệnh viện Nhi đồng♏ I, TP HCM. Xâm hại tình dục trẻ em luôn gây ra những hậu quả về mặt tâm lý rất nặng nề không chỉ với nạn nhân mà còn những người th𝔍ân.
Với đứa trẻ, trừ những em quá nhỏ chưa hiểu chuyện, hầu hết có thể trải qua nhữn💎g cơn hoảng loạn, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chuyển dạng (trẻ kêu đau một bộ phận trên cơ thể nhưng khám y khoa không tìm thấy bệnh lý thực thể), rối loạn gắn bó, tự trọng thấp, rối loạn chống đối, sợ hoặc ham thích tình dục quá mức. Nhưng nặng nề và kéo dài nhất 🃏là tình trạng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) - một tình trạng mà sự việc bị xâm hại cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện trong tâm trí không kiểm soát được và nạn nhân thường có những cơn rối loạn cảm xúc đi kèm.
Một số nạn nhân ở tuổi vị thành niên đã tìm đến rượu, chất gây nghiện, tham gia băng nhóm tội phạm để thấy ꦺmình "mạnh mẽ" hơn, để quên đi nổi đau bị xâm hại. Với những người thâ💝n, đó là những nỗi đau, sự tủi nhục, những mâu thuẫn dằn vặt giữa việc im lặng hay nói ra và thậm chí có thể rơi vào trầm cảm lâu dài. Phần lớn nạn nhân và người thân đều muốn che giấu sự việc vì với họ, đó vừa là vết thương lòng, vừa là sự xấu hổ, nhục nhã. Họ im lặng, nhẫn nhục, cố quên nhưng không dễ gì vì hàng ngày vẫn phải sống trong môi trường gợi nhớ đó.
Một nghiên cứu chung trên 22 quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ bị xâm hại, lạm dụng tình dục ước tính khoảng gần 20% ở trẻ nữ và 🌊gần 8% ở trẻ nam. Thủ phạm là khoảng 30% là người thân của trẻ như anh, cha, cậu, chú hoặc họ hàng, 60% là "bạn" của gia đình, người giữ trẻ hoặc hàng xóm, chỉ 10% là꧂ do người lạ.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu phỏng vấn khoảng 1.800 trẻ nam và nữ, tuổi từ 12 đến 17, cho thấy có๊ khoảng 2,6% bị lạm dụng tình dục. Con số này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của thế giới, có lẽ một phần vì bị che giấu bởi nạn nhân,🃏 một phần chưa tính đến nhóm trẻ tuổi nhỏ hơn 12, lứa tuổi dễ bị xâm hại tình dục hơn.
Cộng đồng hôm nay đãꦅ quan tâm hơn đến vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em. Mỗi khi có sự việc được phát giác, nhiều thông tin liên quan được quan tâm và chia sẻ nhanh chóng. Đó là một tín hiệu đáng mừng.
Nhưng thực tế, việc giáo dục phụ huynh cách hướng dẫn con phòng chống xâm hại tình dục vẫn bị thờ ơ. Tôi biết một bạn là chuyên viên tâm lý được mời dạy cho cộng đồng nơi bạn sinh sống, trong lúc chờ lựa chọn ngày thích hợp để phổ biến với bà con thì người mời báo hủy vì "đã qua cao trào". Một nơi khác khi bạn đến dạy cũng không mấy người đi học. Một bạn khác cũng bị tì💦nh trạng tương tự, đã thử tìm hiểu và được trả lời, phụ huynh không đi nghe vì không🅘 nghĩ là con mình có thể bị xâm hại, hoặc học xong về cũng cảm thấy khó nói với con về chuyện tình dục, chuyện xâm hại vì "nhạy cảm".
Về lý thuyết, để trẻ có thể làm tốt nhữ♓ng cách chống xâm hại cần qua nhiều bước: biết, muốn làm, chuẩn bị làm, làm và duy trì thành thói quen hoặc phản xạ. Muốn được như vậy, sự thay đổi không chỉ ở những đứa trẻ mà quan trọng hơn ở những người xung quanh trẻ: cha mẹ, giáo viên, những người chăm sóc.
Không chỉ dừng ở việc bấm nút share trên mạng, tất cả chúng ta cần hành động trong thực tế. Trẻ cần được dạy kỹ năng chống xâm hại bằng những tình huống,💛 câu chuyện một cách thường xuyên chứ không dừng lại sau khi đã hết cao trào. Bởi xâm hại tình dục luôn có thể diễn ra bất cứ lúc nào bởi chính những người xung quanh trẻ.
Với thân nhân và nạn nhân bị xâm hại tình dục, tôi không phải là một người mang phép màu, không có nhiều quyền lực để hóa giải hết những gì họ đang mong đợi, không giúp được họ nhiều. Tôi chỉ có thể làm họ bình tâm một phần, suy nghĩ logic hơn để không có hành động đáng ti𒁏ếc. Nỗi đau trước mắt rồi sẽ dần vơi theo thời gian nhưng không 💫mất đi mà bị chôn vùi đâu đó trong tiềm thức, để rồi có thể bùng lên vào những khi "trái gió trở trời". Đó là những tổn thương dài, thậm chí đi theo cả đời người.
Phạm Minh Triết