Sau khi giành chiến thắng trước Saudi Arabia với tỷ số 1-0 ở vòng 1/8, đội tuyển Nhật Bản sẽ so tài cùng Việt Nam trong trận tứ kết Asian Cup vào tối 24/1. Đội tuyển bóng đá nam của Nhật được đánh giá là một đội rất mạnh, trong khi đội tuyển nữ nước này cũng là một trong những đội thành công nhất của Liên đoàn Bóng đá châu Á. Tuy nhiên, nền bóng đá nữ từng vô địch thế giới năm 2011 này lại có khởi đầu chỉ là những nữ sinh đam mê đá bóng ở trường học, theo sử gia D﷽avid Hanley.
Trong bài viết trên UnlockingHiddenHistory, Hanley cho biết trước thập niên 1960, Nhật Bản đang nỗ lực phục hồi kinh tế thời hậu chiến và người ta hiếm khi nhìn thấy các cô gái đá bóng. Các nữ sinh có thể tham gia tập bóng ở trường như một bộ môn thể dục, nhưng gầ🌌n như không có bất cứ trận đấu chính thức nào được tổ chức.
Chỉ đến khi Tokyo đăng cai Thế vận hội 1964, các nữ sinh trên khắp Nhật Bản mới tỏ ra hứng thú hơn với quảᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ bóng tròn, dù lúc đó bóng đá nữ chưa được tổ chức tại sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới này. Các trườn💙g học ở Tokyo, Shimizu và Kansai chứng kiến làn sóng mới của các nữ sinh đăng ký tham gia luyện tập và chơi bóng.
Đại học Kobe ở vùng Kansai được ghi nhận là nơi thành lập câu lạc bộ bóng đá nữ đầu tiên và hoạt động liên tục ở Nhật Bản. Lợi thế của trường Kobe mà hầu hết các trường trung học, đại học khác không có chính là một sân cỏ diꦐện tích rất lớn, nơi các cô gái có thể luyện tập thường xuyên.
Từ mùa thu năm 1966, đội bóng gồm 15 nữ sinh đại học Kobe bắt đầu luyện tập và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các ngôi trường gần đó. Trường Fukuzumi bên cạnh cũꦉng thành lập một đội bóng nữ và tổ chức trận đấu giao hữu đầu tiên vào ngày 19/3/1967 với đội trường Kobe dưới sự chứng kiến của đông đảo cổ động viên.
Từ khởi đầu đầy thuận lợi này, bóng đá nữ dần lan tỏa khắp vùng Kansai. Đến năm 1975, số câu lạc bộ bóng đá nữ được thành lập đã đủ để lập nên Giải Kansai, nơi các cô gái thi đấu với nhau trên sân của Đại học Kobe. Tuyển thủ của các đội phần lớn là nữ sinh đến từ các trường trung học, đại học cùng một số phụ nữ đam mê môn thể thao này. Mô hình câu lạc bộ như v🧸ậy dần được phổ biến trên khắp Nhật Bản.
Các câu lạc bộ bóng đá nữ ở Tokyo và Yokoham cũng tổ chức Giải Keihin, với sự tham gia của các đội bóng do cá nhân tự thành lập, trong đó có câu lạc bộ Jinnan được Chihiro Itami lập ra năm 1972. Sau khi vô địch Giải Keihin năm đó, đội Jinnan thách đấ𝔍u với đội bóng trường trung học Nishiyama, nhà vô địch Giải Kansai. Đây được coi là trận chung kết bóng đá nữ cấp quốc gia đầu tiên🤪 của Nhật Bản, với chiến thắng thuộc về các nữ sinh trường Nishiyama.
Đến năm 1976, Giải Keihin bị thay thế bằng Giải Chicken do tập đoàn Mitsubishi đứng ra tài trợ, với một sân bóng mặt cỏ nhân tạo mới được xây dựng ở thủ đô Tokyo. Giải đấu này duy trì được 5 mùa, cho đến khi Liên đoàn Bóng đá Tokyo quyết định thành lập giải đấu của riêng minh vào năm 1981 với các trận đấu diễn ra trên sân cỏ tự n♉hiên có kích thước như sân bóng của nam.
Cuối thập niên 1970, khi các trung tâm bóng đá nữ vẫn tập trung ở Kobe và Tokyo, các đội bóng nữ ở vùng Shimizu kiên trì tập hợp lực lượ🎉ng và tổ chức các trận đấu giữa các trường trung học, trong đó nổi bật là câu lạc bộ trường Irie. Đến năm 1978, họ trở thành Câu lạc bộ Thể thao Shimizu Daihachi, đội bóng trở thành nỗi khiếp đảm của bất cứ câu lạc bộ nào ở Nhật Bản sau này.
Tháng 4/1979, Liên đoàn Bóng đá Nữ Nhật Bản đư⛎ợc thành lập và giới thiệu giải vô địch Toàn Nhật Bản mới được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980. Đội Jinnan giành giải vô địch bóng đá nữ đầu tiên, nhưng bị Shimizu Daihachi đánh bại ở giải tiếp theo. Shimizu Daihachi liên tiếp vô địch 7 mùa giải liên tiếp.
Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản quyết định thành lập đội tuyển nữ quốc gia để tranh tài tại Cúp Bóng đá Nữ châu Á 1981 nhưng không giành được nhiều thành công khi chỉ thắng một trận và để thua hai trận. Cùng năm đó, họ mời đội tuyể♈n bóng đá nữ của Anh, Italy và Đan Mạch tới thi đấu giao hữu ở Kobe và Tokyo nhưng đều hứng chịu những trận thua thê thảm.
Những thất bại ê chề này khiến người Nhật thất vọng nhưng không nản lòng, các nữ cầu thủ lẫn huấn luyện viên đều hiểu rằng họ phải thay đổi phong cách chơi bóng nghiệp dư của mình. Trong thập niên 1980, các nữ cầu thủ Nhật lựa chọn đường đi cho mình bằng cách tập trung cống hiến cho đội tuജyển thi đấu khắp Đông Á, thậm chí ở cả Italy.
Được mệnh danh là "Nadeshiko", nghĩa là Bông hoa đẹp trong tiếꦕng Nhật, đội tuyển nữ quốc gia nước này dần gặt hái được nhiều thành công đáng kể, dù ban đầu chưa thực sự được chú trọng đầu tư.
"Bóng đá nữ Nhật Bản thường không nhận được nhiều sự quan tâm", CNN dẫn lời Tom Byer, huấn luyện viên đã làm việc tại Nhật hơn 25 năm. "Mãi tới 5-6 năm trước, Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản mới quyết định đầu tư thêm nguồn lực cho bóng đá🔯 nữ".
Sự đầu tư này đã được chứng minh là xứng đáng, khi Nadeshiko đã xuất hiện t🐈rong 6 giải World Cup bóng đá nữ liên tiếp kể từ năm 1991, đứng thứ tư tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, vô địch Á vận hội 2010 và vô địch thế giới sau đóꦜ một năm.