Xét nghiệm diện rộng không được chú trọng ở hầu hết Mỹ, nơi nhiều địa phương đã nối lại hoạt động của các nꦉhà hàng và phòng gym mà không cần hoặc có rất ít yêu cầu về kết quả âm tính với nCoV. Ngay cả tại Anh, nơi chính phủ triển khai xét nghiệm nhanh miễn phí, hoạt động này cũng không phải một phần của cuộc sống hàng ngày đối với phần lớn người trưởng thành.
Trong khi đó, Đức là một trong số ít quốc gia vẫn đặt cược lớn vào chiến lược xét nghiệm diện rộng đi kèm tiêm chủng để ứng phó Covid-19. Mục đích của chiến lược này là nhằm bóc tách những ca nhiễm tiềm tàng trong cộng𒅌 đồng, trước khi họ có thể đến một buổi hòa nhạc hay nhà hàng đông đúc và lây virus cho người khác.
Ý tưởng xét nghiệm để tái mở cửa khởi đầu từ thàn🍃h phố Tubingen thuộc bang Baden-Wurttemberg phía tây nam Đức. Trong những tuần trước Giáng sinh năm ngoái, Hội Chữ thập Đỏ địa phương đã dựng lều ở trung tâm thành phố và xét nghiệm nhanh miễn phí cho cộng đồng. Chỉ những người âm tính mới được phép vào trung tâm thành phố để đến chợ Giáng sinh.
Tính đến đầu tháng 6, Đức đã thiết lập 15.000 trung tâm xét nghiệm tạm thời bằng ngân sá💛ch chính phủ, riêng tại thủ đô Berlin là hơn 1.300 cơ sở. Một nhóm chuyên trách do hai bộ trưởng ⭕dẫn dắt đảm bảo rằng các trường học và nhà trẻ có đủ kit xét nghiệm nhanh, để xét nghiệm cho trẻ em ít nhất hai lần mỗi tuần.
Kit tự xét nghiệm cũng đã trở nên phổ biến tại siêu🐓 thị, hiệu thuốc, thậm chí cả trạm xăng, kể từ khi lần đầu xuất hiện trên thị trường vào đầu năm nay. Giới chuyên gia Đức nhận định xét nghiệm diện rộng đang giúp giảm số ca nhiễm nCoV, dù bằng ch💛ứng không quá rõ ràng.
Xét nghiệm được cho là đặc biệt quan trọng với Đức, bởi chiến dịch tiêm chủng của nước này khởi đầu tương đối chậm. Những người đã được tiêm chủng Covid-19 đầy đủ tại Đức không cần xuất 💝trình kết quả xét nghiệm, trong khi đây là yêu cầu với những người mới tiêm một mũi hoặc chưa tiêm.
Giáo sư Ulf Dittmer, giám đốc về virus học tại Bệnh viện Đại học Essen, giải thích rằng mặc dù xét nghiệm nhanh kém nhạy hơn PCR, hình thức mất nhiều thời gian xử lý hơn, chúng lại phát huy hiệu quả trong việc tìm ra những người mang nồng độ virus cao, nꦐguy cơ lây nhiễm cho người khác cao hơn.
"Đã có nhữ🍎ng thăng trầm trong diễn biến đại dịch tại Đức. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở khả năng mở rộng xét nghiệm của họ", Edouard Mathieu, quản lý dữ liệu của dự án Our World in Data thuộc Đại học Oxford, nhận xét. Chuyên gia này chỉ ra rằng từ tháng 5 đến tháng 10/2020, Đức đã tăng từ khoảng 60.000 xét nghiệm mỗi ngày lên 160.000. Con số này sau đó tiếp tục gia tăng nhờ phương pháp xét nghiệm n𒅌hanh bằng kháng nguyên.
Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia đi đầu về🎃 xét nghiệm diện rộng. Thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, nơi đại d▨ịch khởi phát, hồi đầu tháng 8 tức tốc xét nghiệm toàn bộ 11 triệu dân sau khi ghi nhận 7 ca nhiễm nCoV cộng đồng.
Trước đó, giới chức Trung⛄ Quốc cũng đã nhanh chóng xét nghiệm toàn bộ cư dân ở những khu vực phát hiện ca nhiễm, hạn chế giao thông vận tại nội địa vì đợt bùng phát nghiêm trọng từ sân bay Lộc Khẩu ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô.
Bất chấp những hoài nghi đối với chiến lược "không Covid", nỗ lực xét nghiệm diện rộng kết hợp với truy🔯 vết tiếp xúc, kiểm soát biên giới chặt chẽ, cách ly nghiêm ngặt ca nhiễm và phong tỏa diện hẹp đã giúp Trung Quốc tiếp tục kiề⭕m chế thành công dịch bệnh giữa lúc biến chủng Delta hoành hành khắp thế giới.
Để xét nghiệm một cách nhanh chóng, Trung Quốc áp dụng phương pháp lấy mẫu gộp từ 10 người trở xuống. Nếu kết quả dương tính, toàn bộ những người tronꦜg nhóm đó sẽ được xét nghiệm riêng.
Allen Cheng, chuyên gia dịch tễ tại thành phố Melbourne của Australia, đánh giá phương pháp xét nghiệm gộp mẫu là chiến lược hợp lý, nhưng số người trong mỗi nhóm phụ thuộc vào tần suất phát hiện dương tính🔜. "Nếu con số này thấp thì việc gộp 10, hoặc thậm chí nhiều mẫu hơn, là cách sử dụng nguồn lực hiệu quả", Cheng nhận định.
Hồi tháng 5/2020, Vũ 🐼Hán cũng xét nghiệm toàn dân sau khi nCoV tái xuất. Chỉ trong vòng 10 ngày, 9 triệu người đã được xét nghiệm với ít nhất 231 bốt 𒆙xét nghiệm được bố trí khắp thành phố. Đối với một số ít những người không thể đến điểm xét nghiệm như người cao tuổi, giới chức đã điều nhân viên lấy mẫu đến tận nhà.
"Đây là chiến lược đầy tham vọng, nhưng Vũ Hán đã làm được. Họ đã đạt những cột mốc quan trọng về kiểm soát virus, nên việc lấy một số mẫu xét nghiệm từ toàn bộ cư 𝓡dân là điều khá dễ dàng", Marylouise McLaws, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học New South Wales của Australia, nêu quan điểm.
Hàn Quốc cũng là quốc gia tiến hành xét nghiệm đầy quyết liệt, khi giới chức y tế nước này sớm rút ra bài học từ Vũ Hán rằng nCoV rất dễ lây lan và💮 có thể nhanh chóng bao trùm trên diện rộng.
Sau đại dịch MERS vào năm 2015, ngân sách chính phủ dành cho các bệnh truyền nhiễm đã tăng gấp gần ba lần tron𒉰g vòng 5 năm, thúc đẩy sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ sinh học, bao gồm nghiên cứu và phát triển kit xét nghiệm. Hàn Quốc phê duyệt kit xét nghiệm đầu tiên vào ngày 4/2/2020, khi mới chỉ ghi nhận 16 ca nCoV.
Sau khi các bộ xét nghiệm đầu tiên được phép sử dꦍụng khẩn cấp, chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và khu vực tư nhân để thiết lập các điểm khám sàng lọc và tiêu chuẩn hóa quy trình xét nghiệm.
Ngoài khu vực xét nghiệm bên trong và xung quanh bệnh viện, các trạm còn được thiết lập theo mô hình "drive-through", nghĩa🐲 là người dân không cần ra khỏi xe, chỉ cần mở cửa kính để lấy mẫu thử, giúp số lượng xét nghiệm nhiều gấp ba lần so với phòng khám thông thường.
Bên cạnh đó là hình thức "walk-through", nghĩa là người dân đi bộ đến điểm xét nghiệm. Loại trạm này được thiết kế như phòng áp l🌠ực âm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo, các nhân viên y tế ở phòng sát vách đưa tay qua ô tròn cóඣ gắn sẵn găng tay để lấy mẫu bệnh phẩm.
Các qꦰuy trình khép kín n💜ày không những giúp giảm thiểu thời gian xét nghiệm kéo dài hàng giờ xuống vài phút, mà còn bảo vệ người dân lẫn nhân viên y tế khỏi nguy cơ lây nhiễm chéo.
Ngoài ra, hệ thống bảo hiểm y tế theo cơ chế một nguồn và luật về bệnh truyền nhiễm toàn diện cũng giúp Hàn Quốc đẩy nhanh phản ứng với Covid-19. Xét nghiệm toàn diện, truy vết tiế𝔉p xúc và cách ly hiệu quả đã mang lại thành công cho Hàn Quốc trong làn sóng đại dịch đầu tiên.
"Chúng tôi đã được đào tạo cho nhiệm vụ này. Chúng tôi hợp sức cùng nhau, đặt cộng đồng lên trên hết. N🔯gười Hàn Quốc thực sự đã tiến lên", Jang H🌸anaram, sĩ quan quân đội đảm nhiệm công việc truy vết tiếp xúc ở Seoul, cho hay.
Tại Việt Nam, TP Hà Nội cũng đang đặt mục tiêu kiểm soát tốt dịch bệnh bằng chính sách xét nghiệm diện rộng trên🌸 địa bàn cho 10𝓀0% người dân từ ngày 6 đến 12/9. Sau khi hoàn thành xét nghiệm toàn thành phố, ngành y tế tiếp tục lấy mẫu để giám sát, đánh giá nguy cơ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia ở Mỹ thì cho rằng xét nghiệm diện rộng là "không cần thiết". Trong bài viết trên tờ Boston Globe năm ngoái, David E. Bloom và David Canning cho rằng ph✅ương pháp hợp lý hơn, tiết kiệm hơn là lấy mẫu đại diện trong 🌠các khu dân cư.
"Bang Massachusetts của Mỹ có gần 7 triệu dâ♚n, nhưng việc lấy m🌳ẫu ngẫu nhiên 5.000 người là đủ để xác định Covid-19 có lây lan trong cộng đồng hay không, với sai số 1,5%", hai tác giả viết. "Kết quả xét nghiệm ngẫu nhiên mẫu đại diện như vậy sẽ đóng vai trò quan trọng để dự đoán quỹ đạo dịch bệnh và thực hiện các chính sách phòng ngừa, kiểm soát virus lây lan".
Bác sĩ Tom Moore, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Wichita, Kansas,ཧ thì ủng hộ xét nghiệm diện rộng để ngăn Covid-19, nhưng cho rằng đây không phải "cây đũa thần" để chống dịch, do nguy cơ xuất hiện kết quả âm tính giả, đặc biệt là với các xét nghiệm nhanh cho kết quả trong thời gian ngắn nhưng độ tin cậy không c♏ao.
"Kết quả âm tính giả có thể khiến một người mắc Covid-19 cho rằng mình đã an toàn và thoải mái tiếp xúc với người khác ở siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, khiến nguy cơ lây lan virus cao hơn",🅰 bác sĩ Michael Hochman, chuyên gia tại Đại học Nam California, cũng cảnh báo.
Ánh Ngọc (Theo NY Times, ABC)