Thế chiến thứ hai có quy mô lớn và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Dù kết thúc cách đây nhiều th🍒ập kỷ, nó vẫn là nguồn cảm hứng bất tận trong điện ảnh. Thông qua chất liệu này, các nhà làm phim tạo ra nhiều tác phẩm phản ánh chân thực cuộc chiến cũng như cuộc sống của nhân loại dưới ảnh hưởng của chiến tranh.
Dunkirk (2017)
Dunkirk là phim mới nhất của đạo diễn nổi tiếng Christopher Nolan. Ngay khi ra mắt, bộ phim được giới phê bình hết lời khen ngợi và ăn khách ở phòng vé. Nội dung phim kể về cuộc di tản của 400.000 quâ🅷n Đồng minh khỏi Dunkirk (Pháp) giữa vòng vây của quân Đức. Với kịch bản cùng diễn xuất ấn tượng, tác phẩm được một số nhà phê bình🔯 đặt ngang hàng với những🍃 phim kinh điển về Thế chiến như Saving Private Ryan hay Letters from Iwo Jima.
Nolan kể câu chuyện từ ba góc nhìn: trên mặt đất, trên biển và trên không. Đạo diễn chủ yếu tập trung vào hình ảnh, tối giản phần thoại. Các tình tiết diễn ra phi tuyến tính nhưng vẫn chặt chẽ, cuốn hút và tạo nên cái kết giàu cảm xúc. Qua đó, Dunkirk cho thấy 𒉰góc nhìn mới: Cuộc chiến vĩ đại nhất không phải là đạn bom khốc liệt ngoài chiến trường mà là đấu tranh để sinh tồn và trở vềꦡ quê mẹ.
Son of Saul (2015)
Bộ phim Hungary của đạo diễn László Nemes lấy bối cảnh một trại tập trung có hàng nghìn người Do Thái đến từ nhiều nước như Hungary, Áo, Ba Lan… Một tù nhân tên Saul tìm mọi cách để an táng con trai mình theo đúng nghi lễ, bất chấp những điều luật hà khắc của quân phát xít. Trong khi đó, các tù nhân trong trại tập trung lên kế hoạch cho một cuộc nổi dậy. Cảnh cao trào của phim được khen thể hiện tốt sự khốc liệt của chiến tranh từ góc quay rất hẹp, bám theo nhân vật chính. Son of Saul giành giải Oscar "Phim nói tiếng nước ngoài 🐽xuất sắc".
Letters from Iwo Jima (2006)
Bộ phim do Clint Eastwood đạo diễn được kể từ điểm nhìn của một người lính Nh🥂ật bị bắt gia nhập quân đội và chiến đấu tại đảo Iwo Jima (Nhật). Tại đây, cậu thường viết thư về cho người thân, kể về cuộc chiến một cách khách quan, thậm chí cho rằng Nhật nên giao lại hòn đảo cho Mỹ. Trong trận đánh năm 1944, quân Mỹ giành chiến thắng và những người lính Nhật tại Iwo Jima buộc phải tự sát. Phim giành giải Oscar "Dựng âm thanh xuất sắc" và được đề cử ở các h🍸ạng mục "Phim xuất sắc", "Đạo diễn xuất sắc", "Kịch bản gốc xuất s🥃ắc".
The Pianist (2002)
Bộ phim của đạo diễn Roman Polanski kể về cuộc sống của Wladyslaw Szpiman - nghệ sĩ dương cầm người Do Thái bị phát xít Đức bắt vào trại tập trung. Anh nhiều lần tìm cách trốn thoát nhưng rồi nhận ra không thể tìm thấy mảnh đất dung thân trước sự truy lùng rá😼o riết của quân phát xít. Bộ phim nói lên niềm tin và nghị lực của con người trong những thời khắc khó khăn nhất. Phim giành ba giải Oscar: "Đạo diễn xuất sắc", "Kịch bản chuyển thể hay nhất" và "Nam diễn viên chính xuất sắc" (Adrien Brody).
Saving Private Ryan (1998)
Saving Private Ryan của đạo diễn Steven Spielberg là một trong những phim xuất sắc nói về chiến tranh. Phim bắt đầu với cuộc đổ bộ của lính Mỹ tấn công quân Đức trên bờ biển Normandy. Tại đây, binh🐭 nhì Ryan mất tích. Anh là con cuối cùng trong gia đình có bốn anh em mà những người còn lại đều đã tử trận, vì thế tổng tư lệnh yêu cầu một binh đoàn tìm v🐎à cứu sống Ryan.
Bộ phim cho thấy sự thảm khốc của cuộc chiến cả trên bộ và trên không, đặc biệt trong cảnh đổ bộ. Tác phẩm giành năm giải Oscar, bao gồm 🥂"Đạo diễn xuất sắc" và "Quay phim xuất s🐲ắc".
Life Is Beautiful (1997)
Phim do Roberto Benigni đạo diễn kiêm vai thủ vai nam chính, kể về một ông bố người Do Thái cùng con trai bị bắt vào trại tập trung. Bà mẹ dù không bị bắt cũng tình nguyện vào trại để đoàn tụ cùng hai cha con. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, người cha đã sử dụng trí tưởng tượng và óc hài hước của mình để bảo vệ cho tâm hồn ngây thơ, trong sáng của con trai. Phim giành ba giải Oscar ở hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc", "Nam diễn viên chính xuất sắ✨c" và "Nhạc phim xuất sắc".
Schindler’s List (1993)
Schindler’s List - dựa trên tiểu thuyết Schindler’s Ark của Thomas Keneally - là bộ phim tuyệt vời khác lấy bối cảnh Thế chiến thứ hai của đạo diễn Steven Spielberg. Nhân vật chính trong phim là Oskar Schindler - m💯ột doanh nhân Đức cứu sống hàng nghìn người Do Thái khỏi cuộc thảm sát của phát xít.
Schindler đã sử dụng tư cách đảng viên Quốc xã và mối quan hệ với các quan chức cấp cao để đưa những người Do Thái vào làm việc trong nhà máy của ông, qua đó cứu nhiều mạng người. Những người được cứu sống có tên chung là Schindlerjuden (những đứa trẻ của Schindler). Phim giành bảy g𒁃iả𝓀i Oscar, bao gồm hai hạng mục quan trọng là "Phim xuất sắc" và "Đạo diễn xuất sắc".
Ivan's Childhood (1962)
Phim đầu tay của huyền thoại điện ảnh Nga Andrei Tarkovsky kể về một cậu bé 12 tuổi làm gián điệp trong Thế chiến, một mình vượt qua vô vàn nguy hiểm khi đi thu thập thông tin của quân Đức. Bộ phim đã mang đến một khía cạnh khác về cuộc chiến với triết lý làm phim độc đáo của Tarkovsky. Phi🍰m giành giải Sư Tử Vàng ở Liên hoan phim🍬 Venice năm 1962, đồng thời ảnh hưởng đến phong cách làm phim của nhiều nhà làm phim châu🍰 Âu, bao gồm đạo diễn Thụy Điển Ingmar Bergman.
The Cranes Are Flying (1957)
Bộ phim của đạo diễn Mikhail Kalatozov mở đầu cho nhiều tác phẩm xuất sắc của điện ảnh Nga về Thế ⛦chiến thứ hai. Phim kể về cô gái Veronika, sau khi tiễn người yêu ra trận phải đối mặt với cuộc sống khắc nghiệt ở hậu phương. Trước những cám dỗ cùng sự hiểu lầm vây bủa, cô vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, cao quý. Vai diễn của minh tinh Tatiana Samoilova được coi như biểu tượng nữ giới thanh khiết, mang tâm hồn Nga. Phim giành Cành Cọ Vàng ở Liê🦋n hoan phim Cannnes 1958.
The Bridge on the River Kwai (1957)
Phim xoay quanh việc những tù binh của phe Đồng minh bị phát xít Nhật bắt xây một cây cầu bắc qua sông Kwai (Thái Lan) để nối liền tuyến đường sắt Thái Lan - Myanmar. Đại tá chỉ huy nhóm tù binh 💯quyết đị🐲nh xây một cây cầu vững chãi, trong khi phe Đồng minh lại lên kế hoạch phá hủy cây cầu.
Phim do đạo diễn David Lean thực hiện dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Pháp Pierre Boulle. Đây được xem là tác phẩm xuất sắc trong sự nghiệp của David Lean khi giành bảy giải Oscar, bao gồm các hạng mục "Phim xuất sắc" và "Đạo diễn xuất sắc". Thành công của phim mở đường cho nhiều tác phẩm có kinh phí lớn sau đó của Anh như Lawrence of Arabia (1962) hay A Passage to India (1984).
Hằng Nga