Bibi được Chương trình Hỗ trợ Nông thôn Aga Khan (AKRSP) đào tạo để sản xuất băng vệ sinh dùng một lần làm từ bông, nhựa và vải. AKRSP là một tổ chức phi chính phủ hợp tác với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) nhằm thay đổi th🍌ái độ bảo thủ và kỳ thị với kin🌸h nguyệt của người dân Pakistan.
"Tôi đang đối phó một cuộc khủng hoảng", Bibi, 35 tuổi, ꧃nói.
Cô ngồi trước bà༺n làm việc nhỏ đầy bụi trong làng Booni, huyện Chitral, gần biên giới Afghanistan, tỉ mẩn dùng máy may để sản xuất băng vệ sinh. "Trước đây, phụ nữ ở Booni không biết băng vệ sinh là gì", Bibi giải thích.
Chưa tới 1/5 phụ nữ sử dụng băng vệ sinh ở Pakistan, theo ước tính của các tổ chức từ thiện địa phương. Họ thường sử dụng giẻ và vải♑ trong kỳ kinh nguyệt, nhưng thái độ kỳ thị với kinh nguyệt và thiếu kiến thức về ꦦsức khỏe sinh sản khiến nhiều người bị nhiễm trùng do điều kiện vệ sinh kém.
Bibi làm công việc này để nuôi sống gia đình cùng chồng tàn tật. Mỗi miếng băng may trong 20 phút và ༒được bán với giá 0,13 USD. Thời gian đầu, công việc của cô khiến người dân địa phương xôn xa🐈o. "Mọi người hỏi tại sao tôi làm việc này, một số người còn xúc phạm tôi", Bibi nhớ lại.
Nhưng nay các thiếu nữ trong làng có thể 🌞trò chuyệnꦆ cởi mở về kinh nguyệt, cô nói với giọng đầy tự hào, nhấn mạnh mình đang đấu tranh "vì nhu cầu cơ bản của phụ nữ".
Unicef cảnh báo tại Pakistan nhiều phụ nữ từ chối nói về kinh nguyệt bởi coi đây là "phương tiện bảo vệ sự trinh trắng". "Điều này tác động tiêu cực tới sứ🔴c khỏe thể chất và tâm thần của họ", báo cáo năm 2018 của Unicef có đoạn.
Trước đây, phụ nữ ở Booni dùng vải mỗi lần tới kꦰỳ kinh, nhưng xấu hổ không dám phơi khô ngoài trời nắng và không biết rằng vải ẩm ướt là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra, phụ nữ trong cùng gia đình thường dùng chung vải kinh nguyệ🐽t, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và sinh sản, theo bác sĩ người địa phương Wa🎶ssaf Sayed Kakakhail.
"Nếu💞 trong nhà có ba thiếu nữ, tất cả đều dùng chung vải kinh nguyệt", Kakakhail giải thích, nói thêm nhiều phụ nữ còn được dạy rằng không được giặt vải suốt kỳ kinh.
Ở trường, giáo viên không dạy về giáo dục giới tính. Ở ℱmiền bắc Pakistꦫan, khu vực đặc biệt bảo thủ, chủ đề này cũng hiếm khi được thảo luận ngay cả giữa phụ nữ với nhau.
Theo nghiên cứu nă𒆙m 2017 của Unicef, một nửa trẻ em ở Pakistan ⛦không có kiến thức về kinh nguyệt tới khi dậy thì.
"Các cô bé nói với chúng tôi rằng cá𝓀c em nghĩ m൩ình bị ung thư hoặc bị một căn bệnh rất nghiêm trọng khiến mình chảy máu", Kakakhail nói.
Nhưng Mohammad Haidar Ulmulk, gi🅰ám đốc Phòng Y tế huyện Chitral, khẳng định vấn đề đang trong tầm kiểm soát. "Có thể vẫn còn khoảng trống nhưng chúng tôi đang cố lấp đầy", ông nói, cho biết hàng trăm nhân viên y tế đang được triển khai để giúp đỡ những phụ nữ trẻ.
Tại Karachi, đô thị 20 triệu dân được coi là thành phố cởi mở nhất Pakistan, người ta dễ dàng mua được băng vệ sinh dù giá thành còn 🎀đắt đỏ. Dù vậy, nhiều phụ nữ vẫn ngượn🌼g nghịu khi hỏi chủ cửa hàng và thường nhờ chồng mua giúp.
"Một sﷺố người tới mua lúc nửa đêm, một số lại thích sang vùng khác để mua", Sajjad Ali, một chủ cửa hàng, cho hay. Trong những cửa hàng như của Ali, băng vệ sinh được bọc trong giấy mờ, t🦩hay vì túi bóng trong suốt như những sản phẩm khác.
"Kinh nguyệt được coi là chủ đề cấm kỵ và có rất nhiều điều hoang đường liên quan đến nó", Seema Shiekh, một nhà hoạt động vì nữ quyền, cho hay. Mục tiêu của các nhà hoạt động như Shiekh là chấm dứt sự sợ hãi liên quan đến kinh nguyệt tại Paki🃏stan, quốc gia có nhiều bé gái nghỉ học mỗi lần tới kỳ kinh. Khoảng 28% phụ nữ tham gia khảo sát của Unicef năm 2017 cho hay họ nghỉ học hoặc nghỉ làm vì đau bụng hoặc lo lắng làm🥂 bẩn quần áo.
Bibi, người đang sản xuất băng vệ sinh cùng 8🎐0 phụ nữ khác, tự tin mọi thứ ở Booni sẽ dần thay đổi. "Qua dự án này, tôi đã khiến người dân nhận ra vấn đề", cô nói.
Hồng Hạnh (Theo AFP)