"Làm mẹ là nghĩa vụ mang🔯 tính hy sinh bản thân. Tôi đam mê du lịch và thích đi du lịch một mình. Tôi không hỏi ý kiến ai, chỉ đơn thuần 'biến mất'. Tôi không thể đảm nhận trách nhiệm nuôi nấng và vui đùa với một đứa bé, cũng không thể luôn luôn ưu tiên sức khỏe thể chất và tinh thần của đứa trẻ hơn bản thân mình", Ra𝄹mirez, vừa làm luật sư vừa học thạc sĩ ở Chile, nói.
Trong vòng ꦛ10 năm qua, tỷ lệ s🅷inh ở Chile đã giảm 29%, khiến quốc gia này trở thành đất nước có tỷ lệ sinh thấp nhất châu Mỹ.
Để có thể tăng𝐆 hoặc duy🌱 trì dân số, một quốc gia cần đạt tỷ lệ sinh trung bình là 2,1 con trên mỗi phụ nữ. Trong khi đó, Viện Thống kê Quốc gia Chile (INE) cho biết tỷ suất sinh tại nước này hiện là 1,17, thấp hơn nhiều so với mức khuyến nghị.
Tỷ lệ sinh giảm là vấn đề gây báo động ở nhiề☂u khu vực trên khắp thế giới, đặc biệt ở những nền kinh tế phát triển. Giáo hoàng Francis từng chỉ trích những cặp vợ chồng n🥃uôi thú cưng thay vì đẻ con là ích kỷ, đe dọa tới tương lai nhân loại.
Theo Cơ quan Dân số Liên Hợp Quốc, tỷ lệ si💝nh ở Chile thấp hơn so với các nền kinh tế p💧hát triển như Italy, Nhật Bản và Tây Ban Nha.
"Thay đổi về sinh đẻ trong xã hội Chile diễn ra rất nhanh và bất ngờ. Những yếu tố từng mất hàng chục năm để thay đổi ở châu Âu đã xảy ra ở Chile t🍰rong 10-20 năm", Martina Yopo, nhà xã hội họ♍c thuộc Đại học Công giáo Chile, cho hay.
Phụ nữ Chile có nhiều cơ hội học hành hơn, đặc biệt từ năm 2008, khi các trường đại học thực thi chính sách miễn học phí. Số lượng phụ nữ tham gia lực꧟ lượng lao động cũng nhiều hơn. Bà Yopo chỉ ra rằng phụ nữ Chile ngày nay có quyền tự chủ sinh đẻ cao hơn, khiến họ không nhất thiết phải làm mẹ, hoặc có thể l💙ập gia đình nhưng không nhất thiết phải sinh con.
INE dự đoán tỷ lệ sinh ở Chile sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới, kể cả lượng ngꦏười nhập cư tăng lên cũng không thể đảo ngược xu thế.
"Tình hình rất khẩn cấp và đã trở thành khủng hoảng y tế. Nhìn từ góc độ kinh tế, xã hội và đạo đức, tôi ch⛦o rằng việc quan trọng hàng đầu bây giờ là giải quyết vấn đề này", Anibal S𝐆carella, chủ tịch Hiệp hội Y học Sinh sản Chile, nói.
Nhà kinh tế học Jorge Berrios cho rằng tỷ lệ s🥂inh giảm nghĩa 🅰là "sẽ có rất nhiều người cao tuổi và họ vẫn phải tiếp tục lao động".
Giống nhiều quốc gia khác, tình trạng bất bình đẳng giới khiến nhiều phụ nữ Chile đang đi làm hiểu rằng họ sẽ phải gánh trọn🐓g trách nuôi nâng con cái sau khi sinh đẻ.
Bà Yopo cho rằng chính phủ Chile hỗ trợ ít trong các lĩnh vực như chăm sóc trẻ em. Kết quả là phụ nữ chọn sinh con muộn hơn, 1/3 số ca sinhꦅ ở Chile năm ngoái là phụ nữ trong độ tuổi 30-34. Xu hướng này dẫn tới gia tăng các ca vô sinh.
"Chính sách của chính phủ không giúp phụ nữ dung hòa giữa xây d🔜ựng sự nghiệp và nguyện vọng mang thai", Scarella, người luôn thúc đẩy cải thiện chính sách hỗ trợ sinh sản và trữ đông trứng, cho hay.
Tamara Guzman, chuyên gia trị liệu, chưa bao giờ muốn làm mẹ và liên tục trì hoãn sinh đẻ. Bây giờ, khi đã lấy chồng và bước sang tuổi 41, cô cảm thấy không đủ khả năng vừa chi t🍷rả cho lối sống mình ưa thích vừa nuôi con.
"Cái gì cũng tốn kém. Tôi thấy bạn bè làm mẹ luôn mệt mỏi, mắt thâm quầng, căng thẳng vì phải trả tiền thuê bảo mẫu hoặc tiền học mẫu giá﷽o, bỉm sữa. Nếu kiếm được nhiều tiền hơn, có lẽ tôi sẽ cân nhắc chuyện sinh con", cô nói.
Theo INE, không chỉ phụ nữ Chile ngại sinh đẻ, số lượng đàn ông thắt ống dẫn tinh♚ ở quốc gia này cũng tăng gấp gần 10 lần trong 10 năm qua, từ 768 ca năm 2013 lên 7.580 ca năm 2023. Tỷ lệ triệt sản nữ tại các bệnh viện công tăng 54% cùng giai đoạn.
Isidora Rugeronni, quản lý ngành ngân hàng, quyết định triệt sản 4 năm trước k🦋hi mới 21 tuổi vì giận dữ trước tình trạng bạ🌼o hành phụ nữ cũng như thực trạng thế giới hiện nay.
"Tôi cảm thấy thế giới này quá xấu xa🎶, quá bất công và đã tìm đến 'Chủ nghĩa chống sinh đẻ', triết lý cho rằng sinh con trong thế giới hiện tại là việc làm vô đạo🐎 đức", cô nói.
Rugeronni khẳng định𒊎 cô đủ sức làm nhiều việc, tác động mạnh mẽ đến xã hội với tư cách là phụ nữ không sinh con, đồng thời bày tỏ mong muốn nhận con nuôi và nuôi tất cả động vật yêu thích.
Hồng Hạnh (Theo AFP)