Hai tháng tr⛄ước đó, Minakawa kết hôn với Choe Hwa-jae, một người đàn ông Triều Tiên cùng học ở Đại học Hokkaido. Khóa có 100 sinh viên nhưng chỉ có Minakawa là nữ. Cô gái lúc đó 21 tuổi và Choe nằm trong danh sách hồi hương vì anh là con cháu của những người từ bán đảo Triền Tiên sang làm việc trong các hầm mỏ và nhà máy.
Theo Hiệp hội Chữ Thậ🥀p Đỏ Nhật Bản, hơn 90.000 người Triều Tiên, còn được gọi là Zainihi, đã hồi hương trong khoảng thời gian từ năm 1959 đến 1984. Trong số đó có khoảng 1.830 phụ nữ Nhật kết hôn với người Triều Tiên như Minakawa và một số 𓆉ít đàn ông Nhật lấy vợ Triều Tiên.
Người Triều Tiên ở Nhật phải chịu không ít sự phân biệt đối xử. "Chồng tôi vừa gốc Triều Tiên, vừa xuất thân♌ nghèo khó. Gia đình phản đối cuộc hôn nhân của tôi đến mức không đến dự đám cưới", Minakawa kể.
"Mẹ tôi từng khóc và nói đừng đi, hãy suy nghĩ lại đi. Khi nhớ lại những câu nói ấy, tôi chỉ biết khóc. Lúc ấy, tôi mới 21 tuổi", người phụ n༺ữ tiếp tục. Sau khi kết hôn, Minakawa lấy tên Hàn là Kim Guang-ok. Vợ chồng bà định cư ở thành phố cảng Wonsan. Choe làm trong ngành thủy sản còn Minakawa ở nhà nuôi dạy con. Năm 2014, ông Choe qua đời.
Rời Nhật Bản đến Triều Tiên, những phụ nữ n🌳hư Minakawa tin rằng họ có thể trở lại quê hương𓂃 sau khi ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tự do đi lại giữa Nhật Bản và Triều Tiên là điều không thể bởi hai nước chưa đặt quan hệ ngoại giao. Cho đến nay, chỉ có 43 người vợ gốc Nhật được về thăm quê ngắn ngày trong các chương trình đặc biệt tổ chức vào năm 1997, 1998 và 2002.
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Noriko Hayashi đã có cơ hội gặp gỡ và ghi lại câu chuyꦚện của những phụ nữ như Minakawa. Từ năm 2013 đến nay, sau 13 chuyến đi, Hayashi đã chụp ảnh và phỏng vấn tám phụ nữ gốc Nhật ở Bình Nhưỡng, Wonsan và Hamhung. Tất cả đều ở độ tuổi 70 - 80, góa bụa và đau đáu vì không thể trở về nơi mình được sinh ra.
"Hầu 𝔍hết bố mẹ đều phản đối quyết định rời đi của những người phụ nữ này", Hayashi nói. "Cuối cùng, họ chẳng được gặp bố mẹ lần cuối. Họ khóc mỗi khi nhắc đến điều này".
Cuộc gặp gỡ với Hayashi là sợi dây hiếm hoi gắn kết những người phụ nữ ấy với Nhật Bản. Để họ nhớ lại nơi chôn rau cắt rốn, Hayashi đã đến quê nhà của từng người, chụp lại địa điểm quan trọng v🎐ới họ, sau đó in ra một tấm vải cỡ lớn.
Minakawa được Hayashi tặng một tấm ảnh chụp cây hoa anh 🌸đào đang nở ở quê nhà bà là Sapporo. Nhận xong, Minakawa xịt lên đó nước thơm hương ౠhoa anh đào.
Aiko Nakamoto chuyển đến Triều Tiên cùng chồng vào năm 1960, sau khi kết hôn hai năm trước đó. Quê bà ở tỉnh Kumamoto, tây nam Nhật Bản.
"Hồi nhỏ, tôi th𒐪ường tới đền chơi với bạn bè", Nakamoto kể. "Tôi 26 tuổi khi gặp chồng mình. Ban đầu, tôi không nghĩ anh ấy là người gốc Triều Tiên bởi tiếng Nhật của anh rất tốt. Anh ấy là người ấm áp và tôi đã yêu".
Nakamoto lấy꧅ tên là Kim Ae-sun. Sáu mươi năm qua, bà không về Nhật một lần nào và có lẽ chẳng bao giờ nhìn thấy quê hương nữa. "Chỉ cần 1-2 tiếng cũng được", người phụ nữ nghẹn ngà♐o. "Tôi chỉ muốn về thăm quê và mộ của bố mẹ".
Fujiko Iwase qua đời ở Triều Tiên năm 2018. Trong một cuộc phỏng vấn với Hayashi trước khi qua đời, Iwase nhớ về cuộc gặp cuối cùng của mình với mẹ và chị gái ở Tokyo trước khi bà rời Nhật Bản. "Chú💙ng tôi tin rằng mình sẽ gặp lại nhau sau một vài năm nữa", Iwase kể.
Từ ngày đến Triều Tiên, Iwase sống ở thành phố Hamhung. Chồng bà làm bá🔥c sĩ còn bà chưa bao giờ làm việc bên ngoài. "Nhưng tôi🍸 thích đan ở nhà", Iwase chia sẻ.
Takiko Ide là một trong số ít phụ nữ có cơ hội về Nhật. "Tôi gặp chồng mình năm mới 15 tuổi. Cả hai đều làm tài xế xe bus", bà hồi tưởng. "Mẹ phản đối cuộc hôn nhân của tôi nên chúng tôi chuyển đến Triều Tiên năm 1961 mà không nói gì. Tôi là con gái duy nhất n𒀰ên hẳn mẹ rất buồn và thất vọng".
Trải qua 39 năm ở đất khá🧜ch, Ide về Nhật và💧 phát hiện mẹ mình đã qua đời hai năm trước đó, ở tuổi 99. "Đứng trước mộ, tôi nói lời xin lỗi mẹ", Ide chia sẻ.
Muốn tránh khơiꦕ lại nỗi đau tình cảm, Hayashi không hỏi ai liệu họ có hối hận khi rời Nhật Bản không. "Tôi nghĩ rằng họ phát điên khi nhận ra mình có lẽ không bao giờ có thể quay về. Nhưng cùng lúc, tôi nghĩ họ trân trọng cuộc sống và gia đình họ ở Triều Tiên", nữ nhiếp ảnh gia bày tỏ.
Ba trong số tám người phụ nữ Hayashi phỏng vấn và chụp ảnh, đã qua đời. Trong số những người còn lại, chỉ𓄧 hai trường hợp có thể trao đổi thư từ với gia đình ở Nhật Bản. Ba người khác, bao gồm cả Minakawa, đã mất liên lạc với người thân từ lâu.
Giờ đây, ở tuổi 77, Minakawa tự vẽ lên trong đầu bức tranh về đất nước mà bà rời đi khi còn là thiếu nữ. Nhìn ra đại dương qua khung cửa sổ ở Wonsan, bà trải lòng: "Nếu có thể, tôi muốn về Nhật Bản lần cuối. Cứ đến🍸 tháng 5, khi hoa keo nở rộ, tôi lại mở cửa sổ🎃 để hương hoa bay vào phòng. Mỗi lần như thế, tôi lại nhớ nhà".
Thu Nguyệt (Theo The Guardian)