Quả bom phi hạt nhân lớn nhất thế giới do Nga chế tạo
Máy bay Mỹ hôm 13/4 thả một quả bom GBU-43, vũ khí có biệt danh "Mẹ của mọi loại bom" (MOAB) xuống tỉnh Nangahar, miền đôn🦂g A✅fghanistan, tiêu diệt ít nhất 36 phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) cố thủ trong các hang động, hầm ngầm.
Cuộc không kích này là min🍸h chứng mới♍ nhất cho thấy sức hủy diệt khủng khiếp của những quả bom siêu lớn mà các cường quốc trên thế giới đã chế tạo ra, theo Military History.
'Mẹ của mọi loại bom'
Loại bom GBU-43 mà Mỹ vừa ném xuống Afghanistan được nước này phát triển và bắt đầu sản xuất từ năm 2003. Trong thời điểm này, nó được coi là vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới, với biệt danh "Mẹ 🐠của các loại bom".
Vụ thử nghiệm GBU-43 năm 2003
Mỗi quả GBU-43 dài 9,1 m, đường kính 1,03 ౠm 💃và nặng 10,3 tấn. Nó được nhồi 8,5 tấn thuốc nổ H-6, cho sức nổ tương đương 11 tấn TNT. Quả bom khi kích nổ có thể làm bốc hơi mọi sinh vật sống tron✅g phạm vi hơn 900 mét, phá hủy xe cộ, công trình trong bán kính 1,6 km, đặc biệt hiệu quả khi sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch cố thủ tr🔯ong hang động, hầm ngầm.
Với trọng lượng lớn như vậy, GBU-43 chỉ có thể được ném đi từ máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules hoặc MC-130E/H Combat Talon bằng tấm pallet. Qu🥂ả bom sử dụng hệ thống dẫn đường bằng GPS và những tấm cánh đặc biệt ở đuôi để rơi chính xác xuống mục tiêu.
Ngoài hai quả bom thử nghiệm, Mỹ chỉ chế tạo 15 quả MOAB từ năm 2003. Một quả được chuyển tới khu vực vịnh Persia vào giữa n🐲ăm 2003 nhưng không🐼 được sử dụng.
'Cha của mọi loại bom'
Để đáp trả MOAB Mỹ, Nga đã chế tạo và thử nghiệm bom nhiệt áp siêu lớn (AVBPM), còn gọi là "Cha của các �🍰�loại bom" (FOAB), vào năm 2007, với sức nổ được cho là gấp 4 lần GBU-43.
Thử nghiệm của Nga cho thấy quả bom nặng 7,1 tấn này có sức nổ tương đương 44 tấn thuốc nổ TNT, tầm sát thương trực tiếp 300 m,ꦿ trở thành vũ khí phi hạt nhân lớn nhất từng đượ♚c kích nổ trong lịch sử.
Quả bom ứng dụng công nghệ nhiệt áp, ꦛkích nổ trên không trung, đốt cháy đám mây nhiên liệu xung quanh tâm nổ, hút sạch oxy từ môi trường xung quanh và phổi của các nạn nhân, sau đó tạo ra làn sóng xung kích cực mạnh có nhiệt độ siêu cao, hủy diệt mọi thứ trong tầm ảnh hưởng.
Với cơ chế kích nổ như vậy, bom nhiệt áp có khả năng gây sát thương cao hơn꧒, tác động đến khu vực rộng lớn hơn các loại bom thông thường có cùng khối lượng.
Loại bom này được thiết kế nhằm thay thế vũ khí hạt nhân chiến thuật trong biên chế không quân Nga. Moscow cho biết đang sở hữu khoảng 100 quả bom loại 🐻này.
Bom xuyên GBU-57A/B
MOAB có sức hủy diệt rất lớn, nhưng lại không thể xuyên thủng được các hầm ngầm được gia cố vững chắc của đối phương. Để giải quyết bài toán này, quân đội Mỹ sử dụng GBU-57A/B, loại bom🍬 xuyên phá hầm ♊ngầm dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
Bom xuyên GBU-57 A/B được phát🧜 triển sau chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ tại Iraq, do các loại bom xuyên phá có sẵn không mang lại kết quả chiến đấu như kỳ vọng trước các hầm ngầm của đối phương.
Mỗi quả bom dài 6,2 m, đường kính 0,8 m và nặng 13,6 tấn, có thể được ném đi ꦗtừ má📖y bay ném bom tàng hình B-2 hoặc oanh tạc cơ B-52. GBU-57A/B được thiết kế đặc biệt để có thể xu𒁃yên qua hầm ngầm bê tông cốt thép. Một số tài liệu của không quân Mỹ cho biết loại bom này có thể xuyên thủng hầm ngầm dày tới 60 mét trước khi kích nổ đầu đạn 2,4 tấn thuốc nổ mạnh nhằm phá hủy mọi thứ bên trong.
Không quân Mỹ đang sở hữu 20 quả bom GBU-57A/B.
T-12 Cloudmaker
T-12 được Mỹ phát triển trong giai đoạn🅰 1944-1948, dựa trên ý tưởng về bom siêu nặng Tallbඣoy và Grand Slam của Anh. Nó có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu được gia cố như hầm ngầm.
Cloudmaker được trang bị lớp vỏ thép cực dày ở mũi và có hình dáng thuôn khí động học. Nó có khả năng xuyên sâu qua bê tông và đất trước khi kích hoạt ngòi nổ, tạo ra "hiệu ứng động 💦đất". Ngay cả khi ℱbom không xuyên tới mục tiêu, hiệu ứng này cũng có thể gây sóng xung kích lớn, làm nứt vỡ và sập công trình kiên cố.
Mỗi quả T-12 nặng gần 20 tấn. Mỹ phải chỉnh sửa máy bay ném bom B-36 Convair để có thể mang được loại bom này. Tuy nhiên, bom T-12 chưa từng được sử dụng trong thực tế chiến đấu tr⭕ước khi bị loại biên.
Tử Quỳnh