🐷Trẻ nhỏ vốn có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu nên các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể. Trong khi đó, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm ở Việt Nam là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và bùng phát thành dịch. Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ em trước các căn bệnh nguy hiểm như cúm, viêm não Nhật Bản, sởi - quai bị - rubella, bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt..., cũng như hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong nếu mắc các bệnh này.
𝓡Bộ Y tế ngày 14/10 cũng đã cho phép tiêm vaccine Covid-19 ở trẻ 12-17 tuổi nhằm bảo vệ các em trước sự lây lan của Covid-19 khi trường học mở cửa trở lại. Việc tiêm vaccine sẽ áp dụng cho trẻ 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi.
⛦Khi đưa con đi tiêm chủng, do chủ quan hoặc truyền tai nhau những thông tin không chính xác, nhiều phụ huynh mắc phải những sai lầm dưới đây:
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc nước tía tô phòng hạ sốt
ꦉLo ngại cơ thể trẻ phản ứng mạnh với vaccine, phụ huynh cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc nước tía tô để phòng ngừa sốt trước khi tiêm chủng. Tuy nhiên, theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC, đây là việc làm không cần thiết.
💃Cũng giống như người lớn, trẻ em sau khi tiêm vaccine có thể gặp một số phản ứng ở mức độ nhẹ như sốt, mệt mỏi, sưng đau tại vị trí tiêm... Đây là những phản ứng bình thường khi vaccine xin kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
꧋Việc dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt trước khi tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ sau tiêmvaccine không được khuyến cáo. Phụ huynh chỉ nên dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, quấy khóc.
💙Theo y học cổ truyền, tía tô là loại dược liệu có tác dụng hạ sốt, vã mồ hôi, giúp giảm đau, giải độc, hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa. Dù vậy, chưa có tài liệu chính thống nào báo cáo về tác dụng phòng ngừa phản ứng phụ sau tiêm vacicne của tía tô cũng như chưa có khuyến cáo nào từ các chuyên gia là nên cho trẻ uống nước tía tô trước khi tiêm vaccine.Mặt khác, uống quá nhiều nước tía tô sẽ gây đầy hơi, chướng bụng và một số tác dụng không mong muốn khác.
Bôi đắp lên vết tiêm
💛Một số phụ huynh dùng các loại thuốc, lá cây, thậm chí lòng trắng trứng bôi, đắp lên vết tiêm khi thấy biểu hiện sưng đỏ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phản ứng phụ thông thường của vaccine.
☂Bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo việc tự ý bôi đắp các thứ lên vết tiêm vì điều nàycó thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào cơ thể trẻ, gây nên tình trạng nhiễm trùng vết tiêm, thậm chí là bội nhiễm dẫn đến nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.
꧂"Khi vết tiêm sưng, đỏ, phụ huynh có thể chườm mát để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ. Nếu bé đau quá, có thể sử dụng thuốc giảm đau (paracetamol) sau khi đã xin ý kiến của bác sĩ. Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm", bác sĩ Chính lưu ý.
Không theo dõi kỹ sau tiêm
𝔉Sau khi tiêm vaccine, phụ huynh cho trẻ về nhà luôn hoặc gửi nhà trẻ, người khác chăm sóc mà không theo dõi kỹ các phản ứng. Hầu hết phản ứng ở trẻ sau tiêm đều ở mức độ nhẹ, một số ít ở mức độ vừa, nhưng vẫn có những trường hợp trẻ phản ứng ở mức độ nặng ( phản ứng phản vệ), dù rất hiếm. Khi trẻ bị phản vệ sau tiêm chủng từ độ II trở lên, nếu không được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời, trẻ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
♔Bác sĩ Bạch Thị Chính cho hay để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra sau khi tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra. Nếu phát hiện các biểu hiện nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ... cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.
♚Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà trong vòng 24 - 48 giờ sau tiêm chủng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe (tinh thần, tình trạng ăn ngủ, dấu hiệu nhịp thở, nhiệt độ, phát ban, các dấu hiệu tại chỗ tiêm), không vội đưa trẻ đi gửi nhà trẻ, không chủ quan, rằng lần trước tiêm chủng trẻ không có phản ứng phụ gì nên lần sau không cần theo dõi.
♒"Trường hợp thực sự bận và cần gửi trẻ thì phải báo cho người trông trẻ là trẻ vừa tiêm vaccine xong, nhờ họ theo dõi sát trẻ, nếu có triệu chứng bất thường đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất", bác sĩ Chính lưu ý.
ﷺĐể đảm bảo trẻ thực hiện mũi tiêm một cách tốt nhất, bác sĩ Bạch Thị Chính cho hay phụ huynh nên lưu ý những điều sau:
𒆙- Trước khi đi tiêm: Mặc cho trẻ quần áo thoáng mát, thuận tiện cho việc tiêm chủng. Vào mùa lạnh, khi đi tiêm trẻ cần được ủ ấm thích hợp, tránh bị nhiễm lạnh. Phụ huynh cần vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng sau khi tiêm.
♎Phụ huynh mang theo sổ tiêm chủng để bác sĩ nắm đầy đủ các mũi tiêm mà trẻ đã thực hiện trước đây và tham vấn phương án chủng ngừa tối ưu cho trẻ như tiêm nhắc nhắc lại, tiêm bù hoặc tiêm các loại vắc xin khuyến cáo theo lứa tuổi.
💛Không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no (dẫn đến nôn ói) và cũng không được để trẻ đói bởi có thể khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
💯- Trong khi tiêm: yêu cầu bác sĩ cung cấp đầy đủ thông tin về vaccine như chủng loại, lịch tiêm chủng, phản ứng sau tiêm và cách xử trí. Thông báo đầy đủ cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng cũng như các triệu chứng gặp phải, cách điều trị, tình trạng đang sử dụng thuốc của trẻ.
ꦯ- Sau khi tiêm: Theo dõi sát các dấu hiệu sau tiêm của trẻ.
ܫCần đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu như sốt cao trên 39oC, sốt kéo dài trên 24 giờ, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc kéo dài, li bì, hôn mê, co giật, nôn trớ, phát ban, thở nhanh, khó thở, tím tái... để được xử lý kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc.
Anh Ngọc