"Người Việt có tinh thần ủng hộ hàng Việt đến mấy mà doanh nghiệp không cầu thị thì dần dần khách hàng cũng sẽ quay lưng. Năm 2008, tôi mua bộ nồi inox cao cấp của một công ty Việt rất nổi tiếng, giá 1,7 triệu đồng cho ba món (đây là sản phẩm cao cấp nhất của hãng). Phải nói, hình thức của sản phẩm rất đẹp, inox bóng loáng, nhưng các cạnh nồi và nắp lại không được bo tròn, rất mỏng và bén, nên mỗi khi rửa, ai không cẩn thận sẽ dễ bị cứ♍a đứt tay.
Thất vọng với độ hoàn thiện của bộ nồi cao cấp, tôi điện thoại lên công ty với mong muốn góp ý về sản pꦓhẩm nhưng phản hồi của họ khiến tôi khong hài lòng. Trong khi đó, thực tế, sản phầm mà tôi mua là loại cao cấp nhất và đắt tiền nhất của hãng để dùng được cho bếp từ. Tất nhiên, không thể so sánh hàng nội với các hãng sản xuất hàng đầu thế giới được, tuy nhiên ở thời điểm cách đây 15 năm, mức giá đó là không hề rẻ. Từ đó đến nay, gia đình tôi không còn dùng đồ của hãng đó nữa mà đổi sang sử dụng sản phẩm inox của Thái Lan và Đức,🐲 chất lượng và độ hoàn thiện tốt hơn rất nhiều".
Đó là chia sẻ của độc giả Đình xung quanh câu chuyện chất lượng sản phẩm "made in Vietnam". Không thể phủ nhận hàng Việt những năm gần đây đã có cải tiến đáng kể về mẫu mã và chất lượng để bắt kịp với các sản phẩm ngoại. Tuy nhiên, vấn đề độ hoàn thiện của sản ༒phẩm trong nước vẫn là nỗi trăn trở với người tiêu dùng trong nước. Những chi tiết rất nhỏ như nắp chai, tem dán nhãn, bao bì đóng gói... của các sản phẩm "made in Vietnam" từ lâu đã khiến người sử dụng bức xúc vì những bất tiện mà chúng mang lại.
Cùng chung tâm trạng không hài lòng khi sử dụng các sản phẩm nội địa, bạn đọc FunnyGame kể về trải nghiệm của mình: "Thật sự, khâu bao bì đóng gói của phần lớn sản phẩm trong nước rất tệ. Dính tem thì chắc đế✨n mức gần như không thể tháo được cái tem nguyên vẹn, dán băng keo để seal sản phẩm cũng rất bất tiện (trừ một số hãng bánh kẹo lớn), đến cả cách thiết kế để mở hộp giấy cũng không bằng nước ngoài.
Có một sản phẩm cực kỳ nổi tiếng của chúng ta là hộp cao gió, có lẽ người Việt trung niên đều biết và đều từng vật vã để mở nó ra. Có lần tôi còn cười ra nước mắt khi thấy người nước ngoài làm clip hài để trình bày các cách mở hộp cao gió của Việt Nam. Hy vọng các doanh nghiệp Việt sẽ học hỏi cách đóng gói của các nước mà điển hình là Nhật Bản. Ai nói tôi sính ngoại cũng đành chịu, nhưng quả thực tôi chưa thấy sản phẩm trong nước nào trau chuốt và suy nghĩ cho người dùng như vậy. Ở đây là đảm bảo cả hai yếu tố thẩm mỹ và dễ sử dụng".
" Mới đây, tôi mua thuốc của một doanh nghiệp. Sản phẩm bán đến tay người tiêu dùng có giá là 225.000 đồng cho 15 ngày uống (không rẻ). Vậy mà tôi rất khó chịu mỗi khi mở nắp hộp ra vì cái nắp thiết kế rất khó mở cứ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ. Tôi phải vừa xoáy vừa kéo nó mới mở ra được, rất bực mình và khó chịu. Trong khi đó, các lọ thuốc của nước ngoài sản xuất mở ra, đóng vào rất dễ. Từ cái nhỏ nhặt nhất như vậy mà doanh nghiệp Việt không quan tâm cải tiến thì chất lượng sản phẩm có tốt đến mấy cũng chẳng thể khiến người tiêu dùng muốn quan tâm được", độc giả Tran Van Hung nói thêm.
>> Nỗi bực mình vì keo dán nhãn 'made in Vieᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtnam' rửa mãi không sạch
Nói về chất lượng hoàn thiện của các sản phẩm trong nước, bạn đọc Iluxman cho rằng: "Nhiều nhà sản xuất ở Việt Nam dường như chỉ quan tâm đóng gói sản phẩm sao cho đỡ tốn chi phí và theo suy nghĩ chủ quan của mình, thay vì lắng nghe trải nghiệm của người dùng. Rất khó để liệt kê hết những sản phẩm Việt 'thách thức độ kiên nhẫn của khách hàng' vì số lượng rất nhiều.
Có ý kiến ngụy biện rằng sản phẩm của Việt Nam rẻ tiền nên mới vậy, không thể so sánh với các sản phẩm đắt tiền của nước ngoài. ♊Nhưng tôi cho rằng, các nhà sản xuất ở các nước khác đều muốn làm hài lòng tối đa các 'thượng đế' khi trải nghiệm sản phẩm của họ nên mới chú trọng đến hoàn thiện thiết kế. Không lẽ, việc sản xuất sao cho dễ mở sản phẩm để sử dụng l🍸ại quá khó và đắt đỏ đến mức không thể làm được?
Tôi tin một điều rằng nhiều nhà sản xuất trong nước không có thói quen nghĩ cho người tiêu dùng nên không có bộ phận kiểm tra độ hoàn thiện của sản phẩm từ chất lượng đến bao bì, cách đóng gói, lắng nghe ý kiến của khách hàng sau khi trải nghiệm xem có dễ mở, sử dụng thuận tiện hay không? Trong khi đây lại là một khâu rất được coi trọng ở các doanh nghiệp nܫước ngoài".
Đồng quan điểm, độc giả Nguyễn Thành khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện sản phẩm để người dùng có trải nghiệm tốt nhất: "Thật tình, khi ra nước ngoài rồi quay về dùng hàng Việt, tôi mới thấy sản phẩm, dịch vụ của ta rất tệ. Người Nhật nghiên cứu, sáng tạo ngay đến những sản phẩ🌊m nhỏ nhặt nhất, sao cho người sử dụng có thể dùng một cách thuận tiện nhất, mà trình bày đóng gói cũng gọn gàng, đẹp mắt nhất. Đơn cử như món cơm nắm, là món ăn rẻ nhất, cũng được gói rất đẹp mắt, trên bao bì có ghi chú rõ những vị trí cần xé để mở gói cơm ra mà không bị dính vào tay...
Có lần, tôi đi xe khách chất lượng cao ở Việt Nam, mọi việc phục vụ cũng không đáng phàn nàn gì. Nhưng khi về đến nhà, lúc mở vali, tôi xé phiếu hành lý của nhà xe dán lên hành lý thì thấy keo dính lại, bám lì rất mất thẩm mỹ. Chiếc vali của tôi mới nguyên, nay tự nhiên có vết keo dính, lâu ngày chuyển thành màu đen kịt, làm tôi cảm thấy rất khó chịu.
Một lần khác, tôi mua thử một loại dầu gội đóng gói lẻ mà 🔯bản thân rất ít khi dùng (vì là trường hợp bất khả kháng). Thế nhưng, đến k♛hi mở ra để dùng thì tôi không tài nào xé nổi phần vỏ dù có tạo hình răng cưa. Thế lại tôi lại vội mặc lại quần áo dù người đang ướt, lóc cóc khỏi phòng tắm để đi tìm kéo mới cắt được...
Và còn vô vàn những thứ bất tiện như vậy với hàng Việt mà có lẽ tôi kể cả ngày cũng không hết. Nói vậy không phải để chê bai vùi dập các sản phẩm trong nước mà tôi mong các nhà sản xuất, làm dịch vụ ở trong nước sẽ biết để tâm hơn đến các sản phẩm của mình, để hàng Việt n🐈gày càng hoàn thiện cả về chất lượng lẫn độ tiện dụng, từ đó nâng tầm sản phẩm "made in Vietnam" trên trường quốc tế".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết kh𝔉ông nhất thiế🧔t trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.