Covid-19 làm gián đoạn 3 năm học, nhưng 2021-2022 là năm đầu tiên học sinh nhiều tỉnh thành 💟sẽ không có lễ khai giảng, phải học trực tuyến ngay từ đầu.
Tại Hà Nội, gần 2 triệu học sinꦦh dự lễ khai giảng trực tuyến vào ngày 5/9, sau đó bắt đầu học 🅰kỳ I theo hình thức này. Với hơn 220.000 ca Covid-19, từ giữa tháng 8, TP HCM xác định dạy học trực tuyến ít nhất hết học kỳ I. Bình Dương, với hơn 110.000 ca nhiễm, cũng tổ chức dạy trực tuyến ít nhất 2 tháng đầu năm.
Chất lượng học trực tuyến không thể bằng học tập trung, thể hiện qua đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM. Qua hai đợt trường học đóng cửa phòng dịch hồi♌ đầu năm 2020 và đầu năm nay, tỷ lệ tham gia lớp học trực tuyến phổ biến 80%. Ở vùng xa và cấp tiểu học, tỷ lệ này thấp hơn nữa.
Nhiều học sinh gia đình khó khăn không đủ thiết bị học tập, thiếu sự quan tâm của cha mẹ nên bỏ bê học hành. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, học sinh được cha mẹ cho về quê từ cuối năm học, nay mắc kẹt không thể quay về. Cha mẹ, con cái🐲 ly tán, mỗi người một nơi, v🐼iệc học trực tuyến khó trăm bề.
Với học sinh lớp 1, học trực tuyến đặt ra nhiều lo ngại bởi trẻ quá nhỏ, sự tập trung và tự giác không cao. Các bài học đầu tiên về tập đọc,🧔 tập viết, làm toán ở khối 1 cần thầy cô chỉ dạy trực tiếp mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khác với hai năm học trước, khi Covid-19 bùng phát chen vào giữa năm học, ngành giáo dục xoay💫 xở bằng cách dạy trực tuyến, tận dụng thời gian dự trữ năm học để kịp tiến độ chương trình. Dạy trực tuyến lúc này chỉ là giải pháp tạm thời. Năm nay, hꦛình thức này triển khai từ đầu năm, chưa thể xác định ngày đến trường trở lại nên nhiều nơi xác định đây là giải pháp lâu dài.
Thầy Ủ Thiện Phước, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Định (quận🍰 6, TP HCM) chia sẻ: "30 năm trong nghề, chư🎶a bao giờ tôi đối mặt với hoàn cảnh dạy học khó khăn như thế này". Tổ chức dạy và học trực tuyến thế nào cho hiệu quả, đảm bảo khung thời gian năm học là bài toán khó của trường học và địa phương.
Triển khai chương trình, sách giáo khoa mới lớp 2 và 6
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học 2021-2022 là triển khai𒁃 chương trình và sách giáo khoa mới với lớp 2, 6, đồng thời chuẩn bị điều kiện dạy học🦋 Tin học và Ngoại ngữ với lớp 3 từ năm sau. Trở ngại cho việc này là tình trạng thiếu giáo viên hoặc giáo viên chưa đạt chuẩn, sĩ số lớp học quá lớn, sự chuyển biến chậm trong đổi mới dạy học, quản trị nhà trường.
Những trở ngại trên càng thể hiện rõ hơn trong bối cảnh Covid-19. Trước thềm năm học mới, nhiều địa phương chia sẻ khó khăn do thiếu giáo viên dạy theo chương trình mới bởi theo quy đị🌄nh, khối lớp 1, 2 phải học hai buổi mỗi ngày.
Kinh phí cũng là trở ngại ở nhiều địa phương khi triển khai chương trình giౠáo dục phổ thông mới. Hiện, Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn nguồn kinh phí riêng cho thực hiện đổi mới chương trình mà sử dụng chung nguồn kinh phí địa phương. Trong khi đó, địa phương lại phải thực hiện nhiều nội dung chi và ưu tiên các nhiệm vụ chính trị khác như phòng chống Covid-19, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo. Điều này dẫn đến việc mua sắm bổ sung thiết bị theo yêu cầu của chương trình mới còn chậm.
Hai bộ sách giáo khoa lớp 2 và 6 được sử dụng từ năm nay, thay thế sách hiện hành, nhưng do ảnh hưởng bởi dịch, nhiều học sinh chưa có sách bản in, phải tìm hiểu qua bản online. Cũng bởi dịch, công tác tập h🦄uấn, triển khai chương trình mới không kỹ lưỡng, phần nào ảnh hưởng đ꧙ến chất lượng dạy và học.
Giải quyết bài toán thừa - thiếu, nâng chuẩn giáo viên
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết cả nước hiện thiếu hơn 94.700 giáo viên các cấp và đã đề nghị Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ giao bổ sung trong giai đoạn 2021-2025. Riêng năm 2021, Bộ đề nghị bổ sung 30.000 biên chế. Thế nhưng cả nước cũng đang thừa cục bộ 10.300 giáo viên 🧔ở một số môn học, cấp học và theo từng địa phương.
Các tỉnh, thành đều "đau đầu" với tình trạng này. Ở Nghệ An, toàn tỉnh thiếu khoảng 8.000 giáo viên, chủ yếu là mầm non và tiểu học. Kon Tum dù đã cố gắng sáp nhập trường, điểm trường để giảm tải 🐽bộ máy, biên chế giáo viên, 𒁏nhưng vẫn thiếu khoảng 1.700, trong đó cấp mầm non thiếu nhiều nhất.
Nguyên nhân là việc tuyển dụng không sát với nhu cầu và quy mô phát triển trường lớp, học sinh; việc bố trí, điều động, phân công giáo viên♉ cũng chưa phù hợp. Tình trạng di dân cơ học tại một số khu công nghiệp, đô thị lớn.
Không chỉ thừa - thiếu giáo viên, việc nâng chuẩn giáo viên, vốn là thách thức từ năm học trước vẫn còn tồn tại. Nghị định 71 ban hành tháng 6/2020 quy định đến năm 2030, giáo viên mầm non phải tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, giáo viên tiểu học và THCS tối thiểu có bằng cử nhân. T𝄹rong khi trước đó, giáo viên tiểu học chỉ cần bằng trung cấp sư phạm, TH♒CS có bằng cao đẳng.
Theo kế hoạch, năm 2021, các địa phương sẽ cử gần 37.400 giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ, gồm 9.860 giáo viên mầm non (gần 11% giáo viên c🦩hưa đạt chuẩn), 17.820 giáo viên tiểu học (chiếm 6,36%), 9.710 giáo viên THCS (chiếm 3,86%).
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT
Hai năm liên tiếp, kỳ thi tốt nghiệp THPT bị ảnh hưởng bởi Covid-19, rõ rệt ꧟nhất vào năm nay. Bởi tính chất của một kỳ thi quốc gia, các địa phương phải sắp xếp nguồn lực tổ chức cùng mộ💟t thời điểm theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhưng khi dịch bệnh diễn biếnಌ ở mỗi nơi một khác, nhiều tỉnh thành đứng trước bài toán tiến thoái lưỡng nan. Trì hoãn tổ chức kỳ thi để đꦚảm bảo an toàn, hàng chục nghìn học sinh sẽ thiệt thòi, lớn nhất là trong việc xét tuyển vào đại học. Còn nếu cố gắng tổ chức thi khi địa phương có dịch bệnh, rủi ro rất lớn.
Năm nay, tỷ lệ tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi đợt 1 là 96,88%, con số không ngoài dự đoán của các nhà giáo. Nhiều người một lần nữa đặt vấn đề liệu có cần thiết tổ chức một kỳ thi với quy mô cả nước trong k✱hi có v🐼ài phần trăm thí sinh rớt tốt nghiệp.
Việc giao cho địa phương tổ chức kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT được nhiều người nhắc lại. Ngoài tiết kiệm ngân sách, nhân lực, v⛦iệc này giúp địa phương chủ động điều tiết thời gian năm học nếu chẳng may xảy ra dịch bệnh, thiên tai.
Theo khung kế hoạch năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh các cấp sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày 1/9, riêng lớp 1 là 23/8; khai giảng ngày 5/9. Trong bối cảnh 23 địa phương vẫn đang giãn cách xã hội, ngày 30/8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành tổ chức khai giảng linh hoạt, bảo đảm an toàn. Những nơi Covid-19 diễn biến phức tạp có thể tổ🌊 chức online hoặc trên truyền hình.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định lùi thời điểm bắt đầu năm học mới cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát; 𓃲dành thời gian trước mắt để tập trung chống dịch, động viên giáo viên vừa tham gia chống dịch theo phân công, vừa chuẩn bị thật tốt mọi điều kiện để triển khai năm học mới.