Đại học là con đường kết nối tương lai cho rất nhiều nhân tài của đất nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tìm kiếm việc làm cho sinh viên ra trường cũng là vấn đề khó. Nhiều bạn trẻ không tìm được việc làm sau khi rời ghế nhà trường. Số khác may mắn có việc làm nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức, ജkhó khăn dẫn đến tình trạng nhảy việc hoặc chật vật với cuộc sống, sự nghiệp cá nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sự bấp bênh này. Đầu tiên đến từ việc môi trường♎ thực tế tại doanh nghiệp khác xa lý thuyết học tại trường. Sinh viên khi ngồi trên giảng được học kỹ về lý thuyết, nắm được phần vỏ của vấn đề nhưng không va chạm thực tế, t💎hiếu tình huống để xử lý. Khi vào môi trường doanh nghiệp, nhóm nhân sự trẻ thường lúng túng khi áp dụng lý thuyết vào thực hành, giảm hiệu quả công việc dẫn đến áp lực.
Quyết định xin , cho một công ty chuyên về lĩnh vực marketing, Võ Linh Chi (23 tuổi) cho biết kiến thức chuyên môn được học tại trường khác với thực tiễn đảm nhận. "Để có hoàn thành công việc, tôi phải học hỏi thêm từ nhཧững người đi trước, có kinh nghiệm để áp dụng. Tất nhiên điều đó cũng không dễ dàng vì không phải ai cũng có thể dành thời gi🙈an chia sẻ", Chi nói.
Thách thức thứ hai đến từ việc các bạn trẻ chưa quen khi bắt đầu chịu những áp lực công việc và cuộc sống. Khi đi học, sinh viên chỉ áp lực về điểm số. Khi đi làm, các bạn trẻ phải có trách nhiệm cao hơn. Đối diện với sinh viên mới ra trường là những gánh nặng hoàn toàn mới như giao tiếp, kết nối với đồng nghiệp, duy trì, tìm kiếm các mối quan hệ, tạo ra doanh số, hoàn thành KPI. Nhiều sinh viên cho biết 𝔉bị ngộp khi chưa có thời gian thích nghi đã phải giải quyết khối lượng công việc lớn, đáp ứng yêu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
Không có định hướng rõ ràng cũng là thách thức phần đông tân cử nhân, tân kỹ sư gặp phải. Đây là giai đoạn đối tượng này đặt những viên gạch đầu tiên cho sự ng🐟hiệp nhưng thường rơi vào trạng thái rối bời vì chưa biết bắt đầu từ đâu, theo đuổi công việc nào mới phù hợp. Một số khác thường rơi vào trạng thái "vỡ mộng" sau một thời gian ngắn đi làm hoặc tiếc nuối vì không lựa chọn một hướng đi khác. Sự do dự đã làm các bạn bị sao nhãng và có thể mất đi nhiều cơ hội việc làm.
Vấn đề khác khiến người trẻ chật vật là doanh nghiệp yêu cầu kinh nghiệm - thứ sinh viên mới ra trường chưa có. Phần lớn doanh nghiệp chọn tuyển người có ít nhấ🔯t một năm kinh nghiệm ở cùng vị trí. Điều này giúp giảm thời gian, chi phí đào tạo đồng thời nhân sự có khả năng làm việc ngay lập tức. Số lượng việc làm cho sinh viên chưa có kinh nghiệm khá ít, làm mất đi nhiều cơ hội của người trẻ. Cũng vì thiếu kinh nghiệm, nhiều bạn trẻ tin theo các mẫu tin tuyển dụng "ảo" đăng tràn lan trên mạng xã hội. Các công việc này phần lớn là lừa đảo vì lương cao, hoa hồng "khủng" nhưng không yêu cầu kinh nghiệm. Yếu tố "không cần kinh nghiệm" lại trở thành điều thu hút với tân cử nhân. Nhiều sinh viên khi tham gia vào các mô hình công ty này đã bị lừa mất tiền, ảnh hưởng đến tâm lý.
Theo chuyên gia, để có th𝓀ể đáp ứng với thách thức và những thay đổi trong tương lai, sinh viên ra trường cần những tố chất mang tính bền vững để tồn tại sau này. Ngoài việc tự trang bị các kiến thức và kỹ năng nền để không bị cũ theo thời gian, mọi lao động đều cần cập nhật kiến thức và kỹ năng hiện đại để bắt kịp trào lưu. Người trẻ cũng có thể dùng những công cụ như Vietnamwork🍰s để tìm hiểu về nhu cầu của thị trường lao động, yêu cầu của doanh nghiệp để điều chỉnh kiến thức và kỹ năng. Ngoài ra, nhân sự trẻ có thể bắt đầu từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ để tích lũy kinh nghiệp thực chiến, trước khi tìm kiếm cơ hội ở những môi trường lớn hơn.
(Nguồn: Navigos Group)