Năm học 2020-2021 dự báo sẽ khó khăn khi Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn t♐oàn. Việt Nam đã ghi nhận 691 ca lây nhiễm trong nước, trong đó số ca liên quan đến ổ dịch Đ💎à Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 551; số ca tử vong là 35.
Trong chỉ thị nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý cáﷺc địa phương phải có giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục trong bối cảnh Covid-19 có thể còn phức tạp hơn. Những địa phương phải giãn cách, cách ly xã hội sẽ tổ chức dạy và học trực tuyến qua Internet và truyền hình với phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng học".
Việc dạy học trực tuyến đã 🏅được triển khai từ học kỳ II năm học trước, nhưng nhiều hiệu trưởng, giáo viên và học sinh khẳng định chưa thực sự hiệu quả, không thể thay thế học trực tiếp, đặc biệt khi cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, giáo viên chưa tiếp cận nhiều và học sinh ít có động lực học tập.
Trong cuộc họp triển khai hoạt động dạy học từ xa qua Internet và truyền hình hôm 16/4, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chỉ ra những yếu tố quyết định gồm cơ sở hạ tầng, công tác quản lý chỉ đạo, đội ngũ giáo viên, động lực học tập của học sinh và♌ sự chia sẻ, hỗ trợ của phụ huynh. Đây vẫn là thách thức cần khắc phục trong năm học này để việc dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả.
Triển khai chương trình và sách giáo khoa mới
Từ năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 học chương trình giáo dục phổ thông mới với hai buổi một ngày, mỗi buổi không quá 7 tiết, mỗi tiết không quá 35 phút, đồng thời sử dụng sách giáo khoa mới. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đối với lớp 1 là Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất,꧒ Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) và Hoạt động trải nghiệm. Hai môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1.
Về sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 45 cuốn sách lớp 1 theo chương trình mới ở 9 môn học và hoạt động giáo dục. Các trường học đã hoàn thành việc chọn sách và sách cũng đã đến tay ph♑ụ huynh, học sinh. Hiện, 100% giáo viênಌ dạy lớp 1 và cán bộ quản lý các trường đã được tập huấn về chương trình và sử dụng sách giáo khoa mới nhằm thực hiện chuyển từ cách dạy truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực của học sinh.
Dù vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xác định còn nhiều thách thức như ảnh hưởng của dịch bện💫h, bất cập từ việc chậm đổi mới trong quản trị nhà trường, chuyển biến chậm trong đổi mới dạy học, đánh giá ở một bộ phận giáo viên.
Sĩ số quá đông ở một số địa phương, trong đó có Hà Nội và TP HCM cũng là vấn đề. Hà Nội có khoảng 1.000 lớp có sĩ số 55 học sinh và k🌱hoảng 2.000 lớp có sĩ số 50 em. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học qua cả nước có trên 400.000 giáo viên tiểu học, tăng 5.000 so với năm học trước. Đây được coi là nỗ lực rất lớn, nhưng hiện vẫn còn thiếu khoảng 10.000.
Trong chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành giáo dục, việc đẩy mạnh triển khai chương trình, sách giáo ℱkhoa giáo dục phổ thông mới được xác định là quan trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương rà soát, bổ sung, bảo đảm đủ cơ sở ꦆvật chất và thiết bị dạy học, lựa chọn, bố trí đủ giáo viên có kinh nghiệm để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Chất lượng dạy và học tiếng Anh
Dù đầu tư rất nhiều cho việc dạy và học tiếng Anh, kết quả môn này vẫn không cải thiện nhiều. Bằng chứng là ở kỳ thi tốt nghiệp T🎃HPT và trước đây là THPT quốc gia, kết quả môn tiếng Anh luôn bét bảng. Năm nay, tiếng Anh là môn duy nhất có điểm trung bình dưới 5. Trong số gần 750.000 thí sinh làm bài thi, gần 473.ꦏ000 em bị điểm dưới trung bình (chiếm 63,13%).
Năm 2019, Việt Nam tụt 11 bậc, từ 41 xuống 52 trên bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ lớn nhất thế giới do EF Education First công bố hôm 5/11/2019. Sau bốn năm được xếp vào nhóm có khả๊ năng tiếng Anh trung bình, Việt Nam tụt hạng và rơi xuống nhóm thông🦩 thạo thấp.
Chia sẻ trên mục Góc nhìn của VnExpress, chuyên gia giáo dục Vân Anh khẳng định hệ thống giáo dục Việt Nam đang hoàn toàn dạy hướng theo điểm số thay vì mục tiêu đầu ra là năng lực sử dụng thực tiễn. Đã đến lúc nhìn nhận vấn đề dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân như "một nhu cầu thiết yếu để sử dụng trong thế giới thực, một thanh gươm thời hội nhập chứ khôn♌g vì con𝐆 số kết quả trên tờ giấy thi".
Một trong 9 nhóm nhiệm vụ lớn trong năm học được Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh là "nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo". Bộ yêu cầu địa 🐈phương nâng cao trình độ ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giáo viên ngoại ngữ; khuyến khích trẻ mẫu giáo làm quen và dạy tꦿiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1, 2 ở nơi có đủ điều kiện; mở rộng đối tượng học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm từ năm 2020-2021.
Bộ ♚cũng yêu cầu đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực học ngoại ngữ, bổ sung trang thiết bị, học liệu, tiếp tục xây dựng và triển khai thí điểm hệ thống hỗ trợ dạy học tiếng Anh trực tuyến và trên máy tính cho cấp học phổ thông nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu của đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.
250.000 giáo viên cần nâng chuẩn
Theo Nghị định 71 ngày 1/7 về lộ trình nâng chuẩn trình độ của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, đến năm 2030, giáo viên mầm non phải 💝tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, giáo viên tiểu học và THCS 🔴tối thiểu có bằng cử nhân. Những người được nâng chuẩn phải còn 7-8 năm công tác tính từ ngày 1/7 đến tuổi được nghỉ hưu.
Mục tiêu giai đoạn một (1/7/2020-31/12/2025) là 60% giáo viên mầm non tố🐟t nghiệp cao đẳng sư phạm, 50% ở bậc tiểu học và 60% ở bậc THCS học xong chương trình cử nhân. Trong giai đoạn hai (1/1/2026-31/12/2030), 100% giáo viên ba cấp hoàn thành chương trình được qu♒y định tại giai đoạn một.
Hơn 100 trường đại học, cao đẳng sư phạm hoặc trường có ngành đào tạo 🐷giáo viên sẽ tham gia đào tạo nâng chuẩn giáo viên. Người đi nâng cao trình độ được hưởng 100% lương, phụ cấp và tính thời gian công tác liên tục. Thời gian đào tạo từ 1,5 đến 4 năm, hình thức tuyển sinh và cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đ🦄ến hết ngày 15/12/2019, tổng số giáo viên mầm non phải nâng chuẩn lên tới gần 90.000, tiểu học là hơn 110.000 và TH💃CS là hơn 50.000. Đây cũng là thách thức lớn bởi theo quy định trước đây, giáo viên tiểu học chỉ cần có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, giáo viên THCS có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS.
Năm học 2020-2021, cả nước có gần 23 triệu học sinh từ mầm non đến hết THPT. Sau lễ khai giảng vào ngày 5/9, học sinh sẽ bắt đầu học kỳ I từ tuần sau và sẽ kết thúc học kỳ này trước ngày 16/1/2021, sớm hơn 4 ngày so với khung thời gian cũ. Kỳ II hoàn thành trước 25/5/2021 v꧙à năm học kết thúc trước ngày 31/5/2021.