Phân hiệu Nậm Thố thuộc trường mầm non♔ Thải Giảng Phố (Bắc Hà, Lào Cai) cách trung tâm thị trấn Bắc Hà 15 km đường gập ghềnh khó đi. Nhiều đoạn dốc, đường hẹp, vách núi sâu hun hút, người dân𓆏 phải xuống xe dắt bộ.
Điểm trường mầm non Nậm Thố lợp mái tôn, tường xây kiên cố, nổi bật giữa đồi núi. Trong lớp, bಌàn ghế, đồ dùng học tập khá đầy đủ. Đám trẻ mầm non của thầy Giàng Seo Lỉ và cô Phàn Thị Lan ngồi the♐o hình chữ U chăm chú nghe giảng. Khi trò chưa hiểu, thầy cô dùng cả lời nói kết hợp động tác để diễn giải.
Thầy Lỉ dạy lớp 5-6 tuổi;﷽ cô Lan🌟 dạy lớp 3-4 tuổi. Trước kia thầy giáo 27 tuổi làm nhiều công việc, nhưng lòng yêu trẻ cùng đam mê nghề khiến thầy trở thành một trong số ít giáo viên nam dạy mầm non ở huyện Bắc Hàജ. Còn cô giáo 25 tuổi dạy ở đây từ năm 2011, sau khi tốt nghiệp bằng gi𝔉ỏi Cao đẳng sư phạm mầm non trung ương ở Hà Nội. Sự ủng hộ của gia đình là động lực để mỗi ngày cô đi 25 km từ nhà đến trường.
Đảm nhiệm 2 lớp trẻ dân tộc Mông, cô Lan và thầy Lỉ phải đối mặt với nhiều khó khăn về cả ngôn ngữ và cách thức giảng dạy. Những ngày đầu, cô trò không hiểu được ngôn ngữ của nhau, cô Lan chỉ biết nhìn hành động đoán xem trẻ muốn gì. Tiếp xúc với các em nhiều, cô dần hiểu và đến giờ thì không còn rào cản ngôn ngữ nữa. Cô Lan được học trò yêu෴ quý vì rất thân thiện và hay cười.
Kể về những khó khăn khi hàng ngày vượt 25 km đường gập ghềnh đến trường, cô Lan nói: “Những ngày nắng, đường khô thì khôn🦩g sao, chứ đến mùa mưa, đường trơn trượt, khoác áo mưa vào mà đi. Em ngã nhiều lần rồi, nguy hiểm nhưng nghĩ đến đám học trò đợi mình ở lớp lại thôi thúc đứng dậy đi tiếp”.
Thời tiết vùng núi Bắc Hà khắc nghiệt khiến trẻ con dễ bị cảm lạnh, đau bụng, sốt cao, trong khi trang thiết bị trường mầm non còn thiếu, chưa có phòng y tế. Vì thế cô Lan, thầy Lỉ lúc nào cũng mang trong người thuốc ho, thuốc cảm, hạ sốt… đề phòn♚g trường hợp bác sĩ không đến k💫ịp thì cho các em uống trước giảm được phần nào nghiêm trọng.
Đồng bào dân tộc thiểu số còn giữ🦩 nhiều hủ tục lạc hậu, thi thoảng lại có một ngày 𒁃phải kiêng, không được ra đường, con em trong các xã không được đi học, những lúc đó thầy cô ở Nậm Thố lại đến từng hộ🍸 để vận động người dân.
“Tôi không uống được rượu, đến gặp phụ huynh, người ta không mời nước, chỉ mời rượu thôi. Nhiều khi cứ chực nôn ra mà lại cố nhị๊n, vì dù sao đây cũng là sự hiếu khách theo phong tục người Mông”, thầy Lỉ chia s😼ẻ.
Lúc đầu đến vận động, thầy Lỉ, cô Lan bị bà con phản đối, thậm chí chửi rủa. Nhưng sự kiên trì cùng nhiệt huyết với nghề, các thầy cô dần lấy 🔴được lòng tin và ngày càng có nhiều gia đình đưa con❀ đến trường.
Lê Tuấn Anh