Thứ năm, 28/11/2024
Thứ hai, 14/10/2013, 16:12 (GMT+7)

Những thị trấn ma đáng sợ nhất thế giới

Những ngôi làng bị bỏ rơi, những thị trấn hoang tàn đang trở thành điểm đến hấp d♐ẫn khiến không ít du khách mơ ước một lần ghé thăm.

1. Pripyat, Ukraina

Một trong những nơi rùng rợn, ma quái bậc nhất thế giới là thị trấn ma Pripyat của Ukrainie. Thảm họa hạt nhân năm 1986 đã khiến Nhà máy điện hạt nhân Chern༺obyl phải đóng cửa và tất cả cư dân ở vùng lân cận phải sơ tán đi nơi khác, bỏ lại đằng sau một vùng hoang tàn và chết chóc 𓄧khi các chất bức xạ phóng xạ vẫn còn tồn tại ở đây.

2. Varosha, đảo Síp

Thành phố này chiếm 1/4 diện tích thành phố Famagusta. Hồi những năm 1970, nơi đây là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của thꦛế giới, nơi yêu thích của các ngôi sao giàu có nổi tiếng như Elizabeth Taylor, Richard Burton, Raquel Welch và Brigitte Bardot. Nhưng vào năm 1974 xảy ra cuộc xung đột với người dân Thổ Nhĩ Kỳ, người dân tại đây bỏ đi hết. Cho tới bây giờ nơi đây vẫn còn🎃 bị bỏ hoang.

3. Oradour-sur-Glane, Pháp

Tên Oradour-sur-Glane vẫn gắn liền với cuộc thảm sát của Phát xít Đức tại đây hồi Thế chiến II. Những đống đổ nát của thị trấn này vẫn giữ uy nguyên như một minh chứng cho nỗi đau của đàn bà, tꦇrẻ con và đàn ông trong thị trấn này bị giết hại ngày 10/6/1944.

 

4. Đảo Hashima, Nhật Bản

Hòn đảo này nằm ngoài khơi, cách th🌱ành phố Nagasaki của Nhật 19 km. Vào năm 1890, đảo được công ty Mitsibishi mua lại để khai thác các mỏ than. Và các toà nhà bê tông đầu tiên được xây dựng cho các gia đình người lao động làm nơi sinh sống với 5.000 người khai thác mỏ than. Năm 1974 nhà máy bị đóng cửa vì nguồn than cạn kiệt. Cho tới tháng 4 năm 2009 nhà máy được mơꦕ̉ cửa trở lại.

5. Kolmanskop, Namibia

Thị trấn này xây dựng vào năm 1908 khi người Đức nhập cư khai thác kim cương. Theo thꦆời gian, mỏ kim cương nơi đây bị cạn kiệt, người lao động bỏ đi hết.

5. Kolmanskop, Namibia

Thị trấn bị bỏ hoang này ngày nay là địa điểm hút 𝓡khách 🦩du lịch và là sân chơi cho các nhiếp ảnh gia.

6. Bannack, Montana, Mỹ

Bannack, bang Montana (Mỹ) cách đây 150 năm từng là thị trấn đào vàng sôi động với 10.000 người dân sinh sống. Song một trận hỏa hoạn đã khiến nơi đây thành "thị trấn ma൲" dành cho du khách hiếu kỳ.

7. Craco, Italia

Đã có nhiều người dân tại thị trấn bị thảm sát bởi các lực lượng của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong khi nhiều người khác lại chết bởi những vụ động đất và sạt lở đất nghiêm trọng. Và cuối cùng, vụ sạt lở đất kinh hoàng vào năm 1963 đã khiến những người dân cuối cùng của thị trấn phải di cư đến nơi khác. Sau đó, Craco chỉ còn những căn nhà đổ nát, u ám cùng những hồn ma vất vưởng. Nhưng hiện nay nó lại trở thành một điểm tham quan hấp🦩 dẫn và là phim trường yêu thích của các nhà làm phim.

8. Belchite, Tây Ban Nha

Ngôi làng hoang phế Belchite thuộc tỉnh Saragosse, phía bắc Tây Ban Nha là chứng tích của thời nội chiến ở nước này. Bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc nội chiến giữa chính quyền và lực lượng nổi dậy vào năm 1937, sau đó không lâu, một ngôi làng mới được xây dựng sát bên đống đổ nát của ngôi làng cũ. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được sự tàn 🎀khốc của chiến tranh qua hình ảnh ngôi nhà thờ lỗ chỗ vết đạn, những ngôi nhà tan hoang chỉ còn bức tường chơ vơ. Tại Belchite, có rất nhiều tòa nhà treo biển cấm vào bởi nó có thể đổ sập bất ngờ.

9. Ani, Thổ Nhĩ Kỳ

Nằm ở giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, thành phố Ani từng một thời là đô thị phát triển huy hoàng, với hơn 200 nghìn cư dân Armenia sinh sống. Được xây dựng vào thế kỷ thứ V, thành phố Ani đã phải chứng kiến rất nhiều các cuộc đấu giữa người Armenia, Kurd, Gruzia, Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ... Và mỗi lần chuyển giao thế lực như vậy, thành phố này gần như bị xóa sổ. Cuối cùng, đến giữa thế kỷ thứ VIII, người dân rời bỏ Ani, những cuộc chiến 𒀰tranh liên miên dần biến nó đúng với tên gọi - thành phố chết.

10. Agdam, Azerbaijan

Là thành phố cổ nằm ở phía Tây Nam Azerbaijan, Agdam có hơn 50.000♎ dân sinh sống. Do xảy ra chiến tranh ác liệt giữa Nagor🀅no và Karabakh (1988-1994) nên dân cư sơ hết.

Selina Nguyễn

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]