Mathe phải leo lên một ngọn đồi, băng qua con đường hẹp vàꦆ cố gắng thuyết phục bệnh nhân dùng thuốc trở lại. Nữ nhân viên y tế là một phần của chiến dịch ‘phát thuốc HIV đến từng nhà' trên toàn quốc. Đây cũng là nỗ lực của Nam Phi nhằm ngăn chặn biến chủng mới, như Omicron xuất hiện.
Nhiệm vụ còn lại thuộc về một phòng thí nghiệm hiện đại cách đó 25km, có tên Nền tảng Giải trình tự và Đổi mới Nghiên cứu KwaZulu-Natal (KRISP), thành phố Durban. Tại đây, các nhà khoa học giải trình tự gene của hàng nghìn mẫu nCoV mỗi tuần. Phòng thí nghiệm KRISP thuộc mạng lưới nghiên cứu virus quốc gia, đã xác định được biến chủng Beta💖 và Omicron. Thành tựu này có được nhờ vào kinh nghiệm hàng thập kỷ đối đầu với HIV.
Đây là một trong những cơ sở tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19. Hôm 3/11, mạng lưới nghiên cứu Nam Phi báo cáo thông tin mới nhất về Omicron, rằng biến chủng lây lan nhanh gấp đôi Delta.
Kể từ khi đại dịch khởi phát, các nhà khoa học tại KRISP theo dõi sát sao sự thay đổi của virus ở Nam Phi vì một nỗi lo thường trực: 8 triệu người dân ở đất nước này (tương đương 13% dân số) sống chung với HIVꦓ.
Khi bệnh nhân HIV sử dụng thuốc kháng virus đều đặn theo đơn, cơ thể họ gần như ngăn chặn hoàn toàn mầm bệnh. Song ở người bệnh không được chẩn đoán, chưa điều trị hoặc không thể uống thuốc mỗi ngày, HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Nếu mắc Covid-19, cơ thể họ tốn vài tuần hoặc vài tháng để đào thải virus. Trong thời gian dài đó, nCoV có cơ hội đột biến. Khi bệnh nhân có bệnh nền HIV lây Covid-19 cho người khác, biến chủng mới sinh sôi và lưu hành.
Tulio🦩 de Oliveira, điều tra viên chính của mạng lưới giám sát di truyền quốc gia, cho biết: "Chúng tôi có lý do để tin rằng một số biến chủng đang xuất hiện ở Nam Phi liên quan trực tiếp đến HIV".
Trong những ngày đầu đại dịch, cơ quan y tế Nam Phi dự đoán số ca tử vong ở người nhiễm HIV tăng vọt. "Về cơ bản, chúng tôi đưa ra các kịch bản kinh dị, r🍒ằng châu Phi sẽ diệt vong. Nhưng không có viễn cảnh nào trong đó diễn ra", Salim Abdool Karim, chuyên gia dịch tễ, người đ💫ứng đầu Viện AIDS, cho biết.
Nguyên nhân chính là HIV phổ biến ở người trẻ tuổi, trong khi Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất đến người già. Bệnh nhân HIV nhiễm n🍸CoV có nguy cơ tử vong cao gấp 1,7 lần, song không cao bằng người mắc bệnh tiểu đường.
"Khi hiểu rõ tình huống, chúng tôi bắt đầu nhận ra vấn đề thực sự. Người bệnh HIV hoặc người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng mắc Covid-19ཧ có thể là nguồn 💙cơn dẫn đến biến chủng mới", ông Karim nói.
Ngày 6/12, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia⭕ Mỹ Collins cũng bày tỏ quaꦗn điểm tương tự. "Omicron là biến chủng có số đột biến lớn nhất từ trước đến nay, với ít nhất 50 đột biến so với chủng virus gốc ở Vũ Hán. Giả thuyết hợp lý là nó dường như trỗi dậy từ một người bị suy giảm miễn dịch", ông nói.
Các nhà nghiên cứu ở KRISP cho biết điều này xảy ra ít nhất hai lần. Năm ngoái, họ truy tìm mẫu nCoV ở một phụ nữ 36 tuổi nhiễm HIV đang điều trị theo phác đồ không hiệu quả, không dung nạp được thuốc. Quá trình đào thải virus ở người bệnh kéo dài tới 216 ngày. Thời gian đó, nCoV sản sinh t🍃ới 36 đột biến bên trong cơ thể cô.
Bệnh nhân tiếp theo ở Western Cape, cũng không tuân thủ chế độ 𒆙điều tr🐷ị HIV. nCoV tồn tại trong cơ thể cô nhiều tháng, tạo ra hàng chục đột biến. Sau khi được kê đơn và tư vấn dùng thuốc đúng cách, bệnh nhân nhanh chóng loại bỏ được virus.
"Những người như cô ấy không nhiều. Nhưng chỉ cần một hoặc hai người (là đủ tạo ra biến chủng)", tiến sĩ Karim nói về bệnh nhân đầu tiên. Và một biến chủng, như Omicron, đủ để làm rung chuyển thế giới.
Hiện các nhà khoa học chưa rõ nguồn gốc của Omicron. Bệnh nhân HIV 🍌không phải những người duy nhất vô tình tạo cơ hội cho nCoV đột biến. Tình trạng này xảy ra ở bất kỳ ai bị ức chế miễn dịch, chẳng hạn bệnh nhân cấy ghép và người đang điều trị ung thư.
Virus cũng đột biến cả ở người có hệ thཧống miễn dịch khỏe mạnh. Song khi tiến hóa trong cơ thể người bị HIV hay ức chế miễn dịch nói chung, virus có thêm thời gian chọn lọc các gene thuận lợi nhất cho thế hệ tiếp theo. Khoảng thời gian virus nhân lên ở người khoẻ mạnh chỉ là vài tuần, thay vì vài tháng. Thời gian càng ít, cơ hội sinh đột biến mới càng thấp.
Vì Nam Phi có rất nhiều người nhiễmꩵ HIV và là nơi đại dịch tấn công mạnh mẽ, giới chức đặc biệt chú trọng đến việc ngăn chặn cജác biến chủng. Do đó, những người như nhân viên y tế Mathe rất quan trọng.
Trong một ngày làm việc bình thường, cô băng qua con đường đất với chiếc điện thoại và bảng liệt kê thông tin bệnh nhân trên tay. Mathe cẩn thận ghi lại người đã đến phòng khám gần đây, người không được khỏe và người cần tái khám. Bản thân cô cũng điều trị H💜IV được 13 tháng. Nam Phi có 8 triệu người nhiễm HIV; 5,2 triệu người đang điều trị, song chỉ hai phần ba trong số đó ngăn chặn virus thành cônಌg bằng thuốc.
Phòng thí nghiệm KRISP giải trình tự các 🔴mẫu nCoV từ khắp châu Phi để lấp đầy lỗ hổng cho các nước không đủ năng lực làm điều này. Mạng lưới giám sát của Nam Phi đủ toàn diện để trở thành nơi đầu tiên phát hiện cả các trường hợp không có nguồn gốc từ quốc gia này.
Nỗi lo lớn nhất của các nhà khoa học là biến chủng có khả năng "trốn tránh miễn dịch" từ vaccine hoặc nhiễm virus trước đó. Kꦗhi ngày càng nhiều người Nam Phi được tiêm chủng, có khả năng biến chủng nCoV sẽ hình thành trong cơ thể họ.
Tiến sĩ Karim giảiꩵ thích về nghịch lý này: "Biến chủng trước đây xuất hiện khi ít người được tiếp cận vaccine. Song hiện nay, Nam Phi đã tiêm chủng cho hơn một phần ba dân số. Nếu những người nhiễm HIV (đã tiêm vaccine) không có hoặc kꦑhông dùng thuốc kháng virus ARV như chỉ định, nCoV sẽ đột biến để trốn tránh vaccine".
Tiến sĩ Oliveira cho biết cách tốt nhất để ngăn ngừa xuất hiện biến chủng là kêu gọi người nhiễm HIV t🅠uân thủ liệu trình sử dụng thuốc kháng virus. Điểm khác biệt duy nhất giữa họ và người bệnh ức chế miễn dịch do ung thư hoặc cấy ghép tạng là HIV có thuốc điều trị.
"Tiêm chủng, tiêm chủng và tiêm chủng cho người châu Phi. Nỗ🍒i lo của tôi là chủ nghĩa dân tộc vaccine hoặc tình trạng tích trữ vaccine", ông nói thêm. Theo Oliveira, những người nhiễm HIV cần được tiêm liều tăng cường để tối đa hóa hiệu quả miễn dịch✤.
Thục Linh (Theo NY Times)