Xung quanh vụ việc "Giấy khám sức khỏe giả giá 35.000 đồng" bị phát hiện mới đây, nhiều độc giả VnExpress chỉ ra thực trạng mua bán giấy khám sức khỏe tràn lan và những bất cập trong thủ tục xin việc:
🎃Người lao động đi khám sức khỏe để cho vào hồ sơ xin việc chỉ là thủ tục. Đến bệnh viện, bác sĩ có khám gì đâu, họ chỉ điền mấy chữ vào, đóng dấu, mà lấy rất nhiều tiền. Họ chỉ cho hai tờ khám sức khỏe, thời hạn sử dụng 6 tháng, nghĩa là người lao động được dự tuyển hai công ty. Nếu không đậu, lại làm hồ sơ khác, lại đến bệnh viện mua giấy, mà mình vừa "khám" xong. Người lao động không có việc, tiền lại bị mất mấy trăm nghìn chỉ cho tờ giấy khám sức khỏe.
♈Nên bỏ cái thủ tục này. Vì vô bệnh viện cũng làm qua loa. Tôi đi khám thấy tốn 500 nghìn đồng và mất cả buổi sáng để chạy khắp các phòng xin chữ ký chứ có khám gì đâu. Những công việc quan trọng hãy yêu cầu giấy khám sức khỏe thì tốt hơn.
🍬Đã hơn 5 năm rồi tôi không đi làm giấy khám sức khỏe xin việc, không biết bây giờ có khác gì trước đây không? Thật tình mà nói, cái giấy đó chẳng có tác dụng gì? Bác sĩ hỏi mình, nói sao bác sĩ ghi vậy. Thậm chí, cân nặng cũng thế. Trừ khi tôi nói lâu rồi không cân thì họ mới cho cân.
🐽Khám cũng kiểu qua loa lấy lệ, có bệnh truyền nhiễm cũng đâu phát hiện ra. Trong khi đa số cty nào cũng khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/ năm.
Nói về giải pháp chấm dứt tình trạng chạy dịch vụ giấy khám sức khỏe, độc giả Tò cho rằng:
🍌"Việc quy định phải có giấy khám sức khỏe trong hồ sơ xin việc hay lái xe đã tạo thành nhu cầu làm dịch vụ nhanh bởi việc thu xếp thời gian đi khám không phải đơn giản. Tốt nhất nên chỉ định nơi khám, hoặc trên mỗi giấy phải có mã quản lý do bệnh viện đóng dấu và cập nhật lên hệ thống thông tin của bệnh viện, khi cần kiểm tra chỉ việc nhập mã quản lý sẽ hiển thị ra bản PDF của giấy khám bệnh đó với đầy đủ họ tên và ngày sinh của người khám, các nội dung khác được che khuất khi scan. Làm thế thì khỏi lo kiểu chạy làm dịch vụ".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.