Bài viết dưới đây là góc nhìn của nhà văn tự do, nhà xã hội học Kha Đàm, sở hữu kênh riêng chuyên phân tích các vấn đề xã hội tại Trung Quốc:
Người bạn tôi năm nay 36 tuổi, là giảng viên Đại học giao thông vận tải Thượng Hải. Năm 2008 với sự hỗ trợ từ hai bên cha mẹ, anh mua được căn nhà đất có diện tích hơn 100 m2 tại khu khá xa trung tâm, với giá 1,2 triệu tệ (4,4 tỷ đồng). Gia đình 5 người nhà họ (gồm hai ông bà, hai bố mẹ và đứa con trai) cùng chungꦬ sống. H🔜iện tại, giá trị căn nhà là 9,5 triệu tệ (34 tỷ đồng), thu nhập hàng năm của gia đình là 300.000 tệ (một tỷ đồng), không nợ nần ai.
Con trai anh 2 năm nữa sẽ vào tiểu học. Vốn xuất thân từ nông thôn nên anh 𒆙Trương không muốn con mìn🌠h học trường làng nhàng. Anh quyết định cho con học tại một ngôi trường giữa trung tâm Thượng Hải trong vòng 9 năm. Đây là ngôi trường được anh đánh giá là số một tại thành phố này hiện nay.
Để thuận tiện cho việc học hành của con, Trương muốn chuyển nhà về gần khu vực trường học. Tuy nhiên giá của những căn hộ ở nơi đây không dễ thở chút nào. Với căn hộ 💃khoảng 27,5 m2 đã có giá lên tới 6,1 triệu tệ (22 tỷ đồng), tức là một m2 có giá 220.000 tệ (729 triệu đồng).
Thế rồi Trương tự lập kế hoạch cho tương lai của gia đình như sau. Anh sẽ bán căn nhà đang ở rồi mua căn hộ 27,5 m2, tuy nhiên không để ở mà cho thuê. Theo tính toán của anh thì tiền thuê mỗi tháng cũng thu về khoảng 12.000 tệ (43 triệu đồng), trừ đi sinh hoạt phí, số tiền tích lũy được hàng tháng từ thu nhập của hai vợ chồng cũng được kha khá. Số tiền bán nhà còn lại sẽ mua một căn chung cư cũ cách trường học không quá xa với diện tích khoảng 60 m2 v💯ới hai phòng ngủ. Cả nhà 5 người cùng ở vì ông bà sẽ đưa đón con đi học.
Vợ anh phản đối quyết định của chồng vì bảo rằng chất lượng cuộc sống của cả gia đình sẽ đi xuống. Trương p𒉰﷽hản bác và họ mâu thuẫn rất gay gắt.
Từ căn nhà đất 100 m2 cho 5 người ở, giờ đây Trương muốn mọi người trong gia đình chuyển về căn hộ cũ kỹ, có diện tích nhỏ hơn rất nhiều với lý do thuận tiện việc học cho con trai. Tuy nhiên căn hộ gần trường học anh lại có ý định cho thuê. Nhiều người nói mục đí♐ch chính của Trương là tăng tích lũy để mua thêm nhà.
Trương là đ𓂃iển hình của một "triệu phú" mới của Thượng Hải, có nhiều tiền nhưng có mức sống của ꩲmột người nghèo.
Ở Thượng Hải, những người được coi là "triệu phú" như Trương luôn có tư tưởng sống không lãng phí. Họ không bao giờ dám đến nhà hàng và luôn nấu ăn tại nhà. Mọi chi phí🔜 phát sinh ngoài ý muốn nhanh chóng được nhẩm tính sẽ chiếm mất bao nhiêu % trong nguồn thu nhập hàng tháng. "Bạn kết hôn ư, chúc mừng bạn, nhưng tốt nhất đừng gửi lời mời tới tôi. Đầy tháng con bạn ư, chắc chắn bé sẽ được nhiều người chúc phúc, nhưng chuyện đó hãy nói với tôi sau nhé!". Đi siêu thị, họ có thể nâng lên hạ xuống rất nhiều loại trái cây nhập khẩu tươ♌i ngon, nhưng khi thanh toán thì chỉ có vài quả cam trong túi.
Những "triệu phú" này luôn làm việc chăm chỉ với mục đích duy nhất là không bị ông chủ sa thải. Có thế thì họ mới đủ tiền để trang trải sinh hoạt thường ngày, để trả nợ và mua nhà. Mục tiêu duy nhất của họ là cố gắng làm việc để con cái không phải trả tiền mua nhà trong tương lai.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tại Trung Quốc tꦅhì chất lượng cuộc sống của nhiều người dân ở nơi được coi là giàu nhất nước này không bằng các thành phố hạng 2. Các yếu tố quyết định đến chất lượng cuộc sống bao gồm thu nhập của người dân, sự phát triển của doanh nghiệp, sự thuận tiện giao thông và sự thoải mái trong môi trường sống. So với các thành phố hạng 2 của Trung Quốc thì chất lượng cuộc sống của người dân Thượng Hải thấꦿp hơn hẳn, trong khi đó giá nhà lại cao gấp 5 lần.
Tại trung tâm Thượng Hải, những căn hộ có chất lượng ổn, giao thông thuận tiện có giá ít nhất 100👍.000 tệ mỗi m2 (360 triệu đồng). Còn những căn nhà nhỏ, chất lượng không quá tồi tàn thì giá cũng 70.000 tệ/ m2.
Một chuyên gia tài chính Trung Quốc kể🔥 lại câu chuyện của mình như sau:
'Tôi ⛄có một người bạn học cùng đại học, s꧅au một thời gian dài sống ở Thượng Hải, anh ấy đã chuyển đến sống ở Trùng Khánh.
Vào năm 2015, anh đã bỏ ra 2,5 triệu tệ (9 tỷ đồng) để mua đất và xây ♍một căn nhà 3 tầng với diện tích 260m2. Số đất còn lại khoảng 50m2, anh trồng cây và nuôi cá, vui thú điền viên. Năm ngoái anh quay lại Thượng Hải công tác. Đi qua những căn nhà xập xệ trong trung tâm đang rao giá trên trời, anh nói rằng: Những căn nhà chất lượng như thế này ở Trùng Khánh không bao giờ có ai hỏi mua'.
Một thực tế là ở Thượng Hải, m♒ức sống không được quyết định bởi thu nhập mà được đánh giá về số lượng nhà bạn sở hữu. Một khi bạn đối diện với giá nhà đất tại thành phố▨ này thì thu nhập chưa bao giờ là "đối thủ". Tại Thượng Hải, nhà ở còn quan trọng hơn cả trẻ em. Đó là sự theo đuổi vĩnh cửu của đại đa số người dân nơi đây.
Đối với người Thượng Hả♈i gốc, họ đã có sẵn một căn nhà tại thành phố. Giờ họ chỉ cần mua một căn cho vợ chồng con cái mình để thành hôn. Sắm thêm một căn gần trường học cho trẻ nhỏ nữa là hoàn hảo. Như vậy họ cần mua 2 cái nhà.
Đối với người nhập cư ở Thượng Hải, họ lại cần mua tới 3 cái n♋hà. Cái đầu tiên là để cho vợ chồng ở. Căn thứ hai là để cho bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng ở. Cái thứ 𒈔3 là để gần trường cho trẻ nhỏ theo học.
Vì thế ở Thượng Hải mới có đánh giá như sau:
Với người bản địa, sở hữu một căn nhà là ấm no, sở hữu 2 căn là khá giả,🌠 còn sở hữu 3 căn là giàu có.
Với ꦉngười nhập cư, sở hữu một căn là ổn định, sở hữu 2 căn là ấm no, sở hữu 3 căn là khá giả, từ căn thứ 4 trở đi mới được gọi là giàuܫ có.
Ngoài chi phí mua nhà, đối với những "triệu phú" như Trương, điều lo lắng thường trực còn là chi phí học hành của con cái và chi phí dưỡng lão của cha mẹ. Chính vì thế họ luôn tiết kiệm hết sức có thể, ꦬbởi theo họ một đứa trẻ sinh ra là một cái máy nghiền tiền và nếu bố mẹ ốm đꦯau thì viện phí luôn khủng khiếp.
Từ những người như Trương, nhiều người sẽ hiểu tại sao hiện nay tỷ lệ sinh tại Thượng Hải lại thấp như vậy? Tại sao tỷ lệ kết hôn ở thành phố được m𓄧ệnh danh là giàu nhất Trung Quốc lại khiêm tốn trong khi tỷ lệ ly hôn lại không ngừng gia tăng?
Và với nhiều người để có cuộc sống yên ổn tạiღ thành phố này, tốt nhất là nên độc thân.
Vy Trang (Theo Sina)