Luật sư tư vấn
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người lao động trên địa bàn TP HCM cũng như cả nước bị mất việc làm hoặc có nguy𝔉 cơ bị mất việc làm. Căn cứ các quy định của pháp 🔜luật, văn bản của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương, trường hợp người lao động bị mất việc làm tùy từng nhóm đối tượng và đủ điều kiện sẽ được hưởng một trong những khoản trợ cấp, hỗ trợ sau:
1. Đối với lao động tự do.
Được hiểu là những người làm việc nhưng không ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc như: người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố; người thu gom rác, phế liệu không có địa điểm cố định; người bốc vác, vận ch𝓀uyển hàng hóa, bán vé số lưu động...
Lao động tự do gặp khó khăn do đại dịch Covid 19, khi đáp ứng đủ điều kiện thì có t🐟hể được hưởng hỗ trợ của địa phương. Tiêu chí xác định đối tượng hưởng, điều kiện, trình tự, thủ tục hưởng hỗ trợ sꦦẽ do mỗi địa phương quy định cụ thể.
Tại TP HCM, HĐND đã ban hành Nghị quyết 09 (ngày 25/6), theo đó, người lao động tự do cư trú hợp pháp trên địa bàn thành phố (thường trú hoặc tạm trú) bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn 4.000.000 đồ🔯ng/tháng sẽ được hỗ🦋 trợ 50.000 đồng/người/ngày.
Mức tiền hỗ trợ sẽ do từng địa phương quy định nhưng theo khoản 12, mục II, Nghị quyết số 68 (ngày 1/7) của﷽ Chính 💯phủ thì mức hỗ trợ cho người lao động tự do không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày, căn cứ theo thực tế số ngày tạm dựng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.
2. Đối với người lao động ký hợp đ💟ồng bị mất việc.
Người lao động có hợp đồng lao động 🦋hoặc hợp đồng việc làm, bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đáp 💦ứng đủ các điều kiện thì sẽ được chi trả một trong hai hoặc cả hai loại trợ cấp, là trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp.
2.1 Trợ cấp thôi việc.
Trợ cấp thôi việc là do người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cꦰho ng🎃ười lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi họ có khoảng thời gian làm việc thường xuyên cho người sử❀ dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên và có ít nhất 12 tháng làm việc nhưng không tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Mức trợ cấp là mỗi năm làm việc được một nửa tháng tiền lương.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc. Trợ cấp thôi việc được quy định cụ thể tại Điều 46, Bộ luật 🌠lao động 2019 và Điều 8, Nghị định 145/2020 của Chính phủ.
2.2. Trợ cấp thất nghiệp.
Trợ cấp thất nghiệp là một trong bốn chế đꦯộ của Bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 49, Luật Việc làm 2013.ꦆ Trong đó, một trong những điều kiện tiên quyết là căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn: ph൲ải có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên, trong th🐓ời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định, có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, phải có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt🎶 hợp đồng.
Mức hưởng trợ cấp thất nꦍghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời gian, địa điểm hưởng trợ cấp th❀ất nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 46 và Mục 3, Chương 6, Luật Việc làm 2013; Mục 3, Chương IV, Nghị định số 28/2015 của Chính phủ.
2.3. Khoản hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021 c🔯ủa Thủ tướng Chính phủ.
Đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có thể được xem xét hỗ trợ theo Quyết định 23 (7/7) của Thủ tướng ꩵCܫhính phủ.
Người lao động thuộc đối tượng được hưởng khoản hỗ trợ này là người làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị, cơ sở (được liệt kê tại Điều 21 của Quyết định số 23) phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước để phòng chống dịch Covid-19, trong thời gian từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12. Với điều kiện, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt𝓡 buộc tạ﷽i tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Mức hỗ trợ thông thường là 3.710.000 đồng/người.
Hồ sơ, trình tự, 🐼thủ tục để hưởng kh🍨oản hỗ trợ này được quy định cụ thể tại Chương VI, Quyết định số 23/2021 của Chính phủ.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều người lao động khác phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc bị ngừng việc. Để hỗ trợ những người lao động này đảm bảo đời sống🔜, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và chính quyền mỗi địa phương đã ban hành các quy định cụ thể về các khoản trợ cấp, hỗ trợ như: Nghị quyết 68 của Chính phủ ngày 1/7; Nghị quyết 09 (25/6) của HĐND TP HCM; Quyết định 3642 (21/7) của UBND TP Hà Nội...
Việc triển khai các gói hỗ trợ được các địa phương hướng dẫn, phổ biến cụ thể đến cho người dâꦇn.
Luật sư Lê Thị Bích Chi
Công ty Luật TNHH MTV Viên An