Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là bệnh lý phổ biến, có thể gây những biến chứn𓂃g nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Đa số trường hợp nhiễm khuẩn HP không có triệu chứng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vì vậy, việc thử nghiệm tìm HP không cần thiết phải thực hiện cho tất cả bệnh nhận mà chỉ tiến hành ở những trường hợp có triệu chứng và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc điều trị HP thường gây một số tác dụng phụ như cảm giác buồn ෴nôn, nôn, rối loạn đi tiêu, mệt mỏi, tăng cảm giác thèm ăn dẫn đến tăng cân...
Mặc dù vẫn còn cần thêm nhiều bằng chứng nhưng một số nghiên cứu bước đầu cho thấy sự tồn tại của vi khꦉuẩn HP trong cơ thể làm giảm nguy cơ béo ꧋phì và hen suyễn ở trẻ em, bệnh viêm ruột, bệnh celiac gây ra tình trạng không dung nạp gluten...
Thử nghiệm và điều trị HP thường được chỉ định cho những người loét dạ dày - tá tràng; rối loạn tiêu hoá, chứng khó tiêu; ung thư dạ dꦺày, tiền sử gia đình có người m꧟ắc ung thư dạ dày; viêm teo niêm mạc dạ dày mạn; thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân, sử dụng các thuốc giảm đau, kháng kết tập tiểu cầu kéo dài...
HP là một xoắn khuẩn gram âm, xâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc với nước bọt, dịch tiêu hóa, phân của người bệnh. Vi khuẩn này được tìm thấy trong niêm mạc dạ dày, tác nhân hàng đầu gây viêm hoặc loét dạ dày tá tràng và liên quan đến ung thư dạ dày. Các dấu hiệu đặc trưng của nhiễm khuẩn HP là đau và nóng rát thượng vị, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, nôn và buồn nôn, khó tiêu, rối loạn đại tiện... Nhiễm HP trong một thời gian dài có thể dẫn đến viêm hoặc loét dạ dày gây xuất huyết t💯iêu hoá trên, . Bệnh lý này có khả năng lây truyền và tái nhiễm rất cao nếu không được điều trị đúng cách.
Hầu hết𝐆 các phác đồ điều trị HP hiện nay đều được chỉ định trong 14 ngày với ít nhất 3 loại thuốc, bao gồm thuốc ức chế bơm proton và hai loại kháng sinh. Hiện nay, ngày càng nhiều ng🐓ười bệnh nhiễm vi khuẩn HP đề kháng kháng sinh, vì vậy phác đồ điều trị thường dùng hai loại kháng sinh để giảm nguy cơ thất bại trong điều trị và hạn chế tình trạng kháng thuốc. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng, nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt và tránh kháng thuốc.
Thói quen ăn uống khoa học cũng hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể, người bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và có khả năng chống lại vi khuẩn như bắp cải, súp lơ, cà rốt, dâu tây, sữa chua, mật ong, nghệ, tỏi... Cần hạn chế ♕các loại thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ; các loại đồ ăn thức uống có tính a♋xit, có gas...
Khô🐲ng phải trường hợp nhiễm khuẩn HP nào cũng cần được điều trị vì phần lớn người nhiễm không có triệu chứng và biến chứng. Để chỉ định tiệt trừ HP, người bệnh cần đến thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM