Năm 2003, để bảo vệ lực lượng mặt đất tham gia chiến dịch quân sự tại Iraq, Mỹ triển khai 62 tổ hợp phòng không Patriot PAC-3 đến quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, các hệ thống phòng không này lại tỏ ra kém tin cậy, đôi khi còn trở thành mối đe dọa chết người với chính máy bay liên quân, theo War Is Boring.
Mỗi tổ hợp Patriot bao gồm một radar trinh sát và dẫn bắn, mộ🎉t đài điܫều khiển hỏa lực và một số bệ phóng. Phiên bản PAC-3 đạt tầm bắn tối đa 70 km, có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và nhiều loại phi cơ khác nhau.
Để xác định mục tiêu, Patriot thu thập các tham số như độ cao, tốc độ, diện tích phản xạ radar và tín hiệu nhận diện địch - ta (IFF). 🐷Sau khi sử dụng thuật toán 🍃phân tích, máy tính sẽ báo cho kíp vận hành xem mục tiêu là phi cơ hay tên lửa đạn đạo. Tổ hợp Patriot còn có chế độ phóng đạn tự động nếu nhận diện mục tiêu theo dõi là máy bay đối phương.
Tuy vậy, những thuật toán của Patriot không phải lúc nào cũng chính xác. Ngày 23/3/2003, một máy bay Tornado GR4 của Anh bị tên lửa Patriot Mỹ bắn hạ gần biên giới Iraq - Kuwait khi đang trở về căn cứ, khiến cả hai phi công thiệt mạng. Điều tra sau đó kết luận thiết bị IFF trên chiếc Tornado không hoạt động♌, khiến tổ hợp Patriot nhận diện nó là máy bay của không quân Iraq.
Tổ hợp Patriot PAC-3 bắn hạ tiêm 💟kích không người lái QF-4
Không ít lần các khẩu đội Patri𝔉ot khoá mục tiêu vào phi cơ liên quân, buộc phi công liên lạc với máy bay cảnh báo sớm để yêu cầu tên lửa phòng không Mỹ không khai hỏa.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau vụ bắn rơi chiếc Tornado GR4, một hệ thống Pat𓃲riot lại khoá mục tiêu vào tiêm kích F-16 Mỹ. Được hệ thống cảnh báo trên tiêm kích thông báo đang bị khóa mục tiêu, phi công F-16 khai hỏa tên lửa chống radar AGM-88 HARM đáp trả. Quả đạn HARM lao tới nguồn tín hiệu, phá huỷ đài radar Patriot nhưng không gây ra thương vong cho kíp vận hành.
Không quân Mỹ khẳng định đây chỉ là một vụ tai nạn do người lái không biết đã bị radar Patriot bám bắt. Tuy nhiên, nhiều phi công lại ủng hộ🌞 quyết định phóng tên lửa HARM của phi công F-16. "Bọn họ ngày nào cũng khoá mục tiêu vào chúng tôi. May mắn là không ai bị thương trong trong vụ này, nhưng tôi nghĩ ít nhất ch♏iếc radar đó sẽ không thể dọa chúng tôi nữa", một phi công Mỹ tuyên bố.
Sau sự cố, vẫn còn nhiều hệ thống Patriot tiếp tục vận hành, trở thành nỗi ám ảnh với phi công liên quân. Ngày 2/4, tên lửa Patriot phóng đạn về phí🍃a một tiêm kích F/A-18C Hornet của hải quân Mỹ do phi công Nathan D. White điều khiển khi đang hoạt động trên không phận Iraq. White phát hiện tên lửa bắn tới và thực hiện động tác cơ động nhưng không kịp.
Quả đạn bắn trúng chiếc Hornet, White phóng🐻 ghế thoát hiểm nhưng thiệt mạng do vết thương quá nặng. Trong trường hợp này, tổ hợp Patriot cũng nhận diện chiếc tiêm kích F/A-18C là tên lửa Iraq.
Sau loạt sự cố🀅, các chỉ huy Mỹ phải yê🌌u cầu kíp vận hành Patriot không kích hoạt chế độ bắn tự động, trong khi phi công cần sử dụng phương thức IFF đáng tin cậy hơn. Lục quân Mỹ cũng hứa hẹn sẽ sửa các lỗi trên tổ hợp Patriot PAC-3.
Sau cuộc chiến, Lầu Năm Góc tiến hành điều tra các vụ bắn nhầm và rút ra kết luận đáng lo ngại. Không quân Iraq không tham chiến, trong khi pháo binh Iraq chỉ phóng một vài tên lửa đạn đạo về phía liên quân. Việc có tới ba phi công thiệt mạng vì bắn nhầm khiến ꦑnhiều quan chức tỏ ý nghi ngờ khả năng chiến đấu thực tế của Patriot PAC-3.
Lã Linh