Bắn nhầm vào đồng minh hay quân mình có lẽ là những sự cố đáng xấu hổ nhất mà bất cứ quân đội nào trên thế giới cũng muốn tránh. Tuy nhiên, trên chiến trường khốc liệt, mọi thứ đều có thể diễn ra và các vụ "quân ta bắn quân mình" vẫn lặp lại, dù đó là thời kỳ vũ khí đơn giản như Thế chiến II hay các khí tài thông minh như chiến tranh hiện nay, theo RIA Novosti.
Hai khu trục hạm của hải quân phát xít Đức bị đánh chìm trong vụ không kích nhầm xảy ra vào tháng 2/1940 khi liên đội 6 tàu chiến được cử đi truy lùng các đoàn tàu của phe🏅 Đồng minh ở Biển Bắc.
Khi phát hiện một oanh tạc cơ Heinkel He 111 thuộc phi đội ném bom Kampfgeschwader 26 b☂ay vòng quanh đội tàu ở độ cao 1.000 m, thủy thủ trên các chiến hạm Đức cho rằng đây là trinh sát cơ của Anh và quyết định khai hỏa pháo phòng không để ngăn chặn.
Bị tấn công bất ngờ, phi công trên chiếc He 111 bắn pháo đáp trả và cắt bom. Một quả bom rơi trúng thân khu trục hạm Z1 Leberecht Maass, tạo ra vụ nổ lớn cắt đôi chiến hạm, chỉ 60 thủy thủ trên con tàu này sống sót. Trong lúc tìm kiếm các thủy thủ trên tàu Z1 Leberecht Maass, khu trục hạm Z3 Max Schultz bị trúng thủy lôi của Anh, khiến toàn bộ 308 thủy t𓂃hủ trên tàu thiệt mạng.
Sương mù, sóng mạnh và thông tin liên lạc kém hiệu quả khiến các phi công máy bay phóng lôi Swordfish của Anh tấn công nhầm tuần dương hạm HMS Sheffield vào tháng 5/1941, k𒈔hi tàu chiến tham gia chiến dịch truy lùng thiết giáp hạm Bismarck của Đức.
Chiến dịch truy l🎃ùng tàu Bismarck có sự tham gia của nhiều tàu chiến Anh, nhưng thiết giáp hạm HMS Sheffield nôn nóng vượt lên trước đội hình để lập chiến công. 15 máy bay Swordfish ♉cũng được lệnh xuất kích từ tàu sân bay HMS Ark Royal để tìm kiếm và tiêu diệt thiết giáp hạm Đức.
Phát hiện tàu Sheffield đang cơ động trên biển, các phi công máy bay Swordfish ngỡ rằng đây chính là thiết giáp hạm Đức. Những trục trặc trong liê🍬n lạc vô tuyến và tầm nhìn kém trong điều kiện thời tiết xấu khiến họ quyết định phóng hơn 10 ngư lôi nhằm vào tuần dương hạm Sheffield.
Tàu Sheffield tránh được phần lớn ngư lôi nhưng 💃vẫn trúng đòn và chịu một số thiệt hại. Sau vụ không kích nhầm, tuần dương hạm Sheffield tiếp tục truy lùng thiết giáp hạm Bismarck và thậm chí đối đầu trực tiếp với chiến hạm này.
Phi công Liên Xô Alexander Pokryshkin bắn nhầm oanh tạc cơ Su-2 gần thị trấn Balti, Moldova ngày 22/6/1941. Tr𝄹ong khoảng thời gian này, không quân phát xít Đức không kích dữ dội sân bay nơi các tiêm kích MiG-3 đóng quân. Được giao nhiệm vụ xuất kích đánh chặn các oanh tạc cơ Đức từ biên giới, Pokryshkin phát hiện đội hình máy bay có hình dáng lạ và quyết định nổ súng.
Tuy nhiên, số máy bay chiến đấu này là oanh tạc cơ Su-2 vừa được Liên Xô 𝔍đưa vào sử dụng, khiến nhiều phi công nước này chưa rõ hình dạng của Su-2. Bị trúng đạn do Pokryshkin bắn ra, cơ trưởng chiếc S🌠u-2 vẫn tìm cách hạ cánh thành công, nhưng một thành viên phi hành đoàn thiệt mạng trong sự cố bắn nhầm.
Pokryshkin tường trình rằng do bị chói mắt nên không xác định chính xác mục tiêu và nổ súng nhầ꧅m. Phi công ba lần nhận danh hiện Anh hùng Liên Xô này nói rằng ông cảm thấy hối tiếc cả đời vì sự cố bi thảm trên.
Trinh sát hạm Mỹ USS Liberty bị tiêm kích và tàu phóng lôi Israel tấn công ngày 8/6/1967, thời điểm diễn ra Chiến🙈 tranh Sáu ngày giữa Israel với liên minh Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq.
Trong vụ tấn công, tàu USS Liberty trúng tên lửa và đạn pháo 30 mm từ tiêm kích Israel, sau đó bị các tàu phóng lôi rượt đuổi. Vụ tấn công chỉ ngừng lại khi Hạm đội 6 củ🔯a Mỹ yêu cầu Israel ngừng truy kích.
Các bên có liên▨ quan vẫn chưa thống nhất nguyên nhân dẫn đến sự cố khiến trinh sát hạm USS Liberty bị hỏng nặng, 34 thủy thủ Mỹ thiệt mạng và 171 thủy thủ bị thương. Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố trinh sát hạm USS Liberty không🃏 có dấu hiệu nhận dạng và bị nhầm với chiến hạm Ai Cập. Israel đưa ra lời xin lỗi và bồi thường cho gia đình các nạn nhân. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự và nhân chứng trên trinh sát hạm này nói rằng đây là vụ tấn công có chủ đích.
Trong chiến tranh Iraq, liên quân Mỹ - Anh đưa vào vận hành các hệ thống nhận diện địch - ta tiên tiến nhưng nhiều vụ bắn nhầm đồng đội vẫn xảy ra. Theo một số chuyên gia quân sự Mỹ, trong chiến dịch tại Iraq vào đầu năm 2003, đã có ít nhất 17 trường hợp nổ súng nhầm vào đồng đội và đồng minh của binh sĩ Anh, Mỹ.
Ngày 25/3/2003, một xe tăng chủ lực Challenger 2 của Anh bắn nhầm một chiếc Challenger 2 khác tại Basra, Iraq vì kíp lái nhầm lẫn. Một viên đạn bắn trúng tháp pháo của chiếc Challenger 2 khiến hai binh sĩ bên trong thiệt mạng, ch🏅iếc xe bị phá hủy sau đó do kho đạn trên xe phát nổ.
Cường kích A-10 Thunderbolt Mỹ nã đạn vào thủy quân lục chiến nước này vào cuối tháng 3/2003 khiến 9 binh sĩ thiệt mạng vì nhầm lẫn của phi công. Một số vụ binh sĩ Mỹ pháo kích nhầm vị trí của các đơn vị Mỹ, Anh khác tại Iraq cꦛũng được ghi nhận.
Nguyễn Tiến