Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 20/9 tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt với Cục Phát triển Trang bị thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc và quan chức đứng đầu ✅đơn vị này là Lý Thượng Phúc vì đã mua tiêm kích Su-35S và hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ Nga🦂.
Quyết định này được đưa ra theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua c𒐪ấm vận (CAATSA). Theo đó, Mỹ sẽ trừng phạt cá nhân và quốc gia có giao dịch giá trị lớn với những tổ chức liên quan tới cơ quan tình báo và quân đội Nga, bao gồm các nhà sản xuất vũ khí.
Nga đã bán cho Trung Quốc số vũ khí có tổng trị giá khoảng 15 tỷ USD trong năm 2017, tương đồng với những năm trước đó. Trong số này có nhiều thiết bị hiện đại với giá trị cao, nhiều khả năng là nguyên nhân khiến Washington cấm vận Bắc Kinh dựa theo CAATSA, theo SCMP.
Tiêm kích đa năng Su-35S
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đến cuối năm 2017, Trung Quốc đã nhận bàn giao 14 tiêm kíc♑h đa năng Su-35S, trở thành nước đầu tiên ngoài Nga vận hành loại máy bay hiện đại⭕ này.
Tập đoàn Rostec của Nga sau đó tuyên bố sẽ cung cấp cho Trung Quốc 10 chiếc Su-35S trong năm 2018. Đây là lô cuối cùng trong hợp𒈔 đồng cung cấp 24 tiêm kích Su-35S trị giá 2,5 tỷ USD được Trung Quốc ký với Nga cuối năm 2015.
Sukhoi Su-35S là tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Nga hiện nay, đại✨ diện cho đỉnh cao của dòng tiêm kích thế hệ 4++. Ngoài khả năng cơ động vượt trội, Su-35 còn có nhiều hệ thống điện tử và vũ khí ngang ngửa các tiêm kíc♒h hiện đại của phương Tây.
Su-35S được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) N035 "Irbis-E", có khả năng phát hiện và bám bắt máy bay tàng hình tốt hơn các loại radar đời ꦅcũ. Nó có thể đồng thời theo dõi 30 tiêm kích đối phương ở khoảng cách 400 km hoặc máy bay tàng hình và tên lửa hành trình từ cách 80 km, sau đó dẫn bắn c꧅ho tên lửa tới 8 mục tiêu cùng lúc.
Hệ thống phòng không tầm xa S-400
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Bắc Kinh đã tiếp nhận trung đoàn phòng 𓆉không S-400 đầu tiên trong năm nay. Truyền thông Nga trước đó đưa tin lực lượng phòng không Trung Quốc đã ký biên bản tiếp nhận một hệ thống S-400 hồi giữa tháng 7, chính thức sở hữu một trong những tổ hợp phòng không mạnh nhất thế giới.
Tổ hợp S-400 đầu tiên được Nga chuyển bằng đường biển sang Trung Quốc trên ba con tàu từ tháng 12/2017. Tuy nhiên, một tàu gặp bão tại eo biển Anh, khiến một số phụ tùng bị hư hỏng, buộc phải quay về Nga để khắc phục. Quá trình chuyển hàng hoàn tất hồi tháng 5 năm nay, trước khi giai đoạn nghiệm thu khí tài bắt đầ💯u.
T🅘ổ hợp S-400 được bàn giao đầy đủ cho Trung Quốc gồm trạm chỉ huy, đài radar, xe phóng, tên lửa, máy phát điện cùng nhiều thiết bị khác. Đây là tổ hợp đầu tiên trong hợp đồng được Trung Quốc ký ඣvới Nga năm 2014, có trị giá lên tới 3 tỷ USD. Quá trình bàn giao dự kiến hoàn tất trước năm 2020, nhưng không kèm điều kiện chuyển giao công nghệ.
Ngoài tiêm kích Su-35S và tên lửa S-400, Trung Quốc còn mua nhiều khí tài hi🥃ện đại khác của Nga nhằm phục vụ cho nỗ lực hiện đại hóa quân đội của mình.
Quân đội Trung Quốc đặt mua 7 trực thăng đa năng Kamov Ka-32A11VS của Nga hồi năm 2016 và hai chiếc nữa sau đó một năm. Hợp đồng bao gồm cả điều khoản huấn luyện chuyển loại cho p🌌hi công Trung Quốc.
Mẫu trực thăng này có thể thực hiện hàng loạt nhiệm vụ như cứu hỏa, tìm kiếm cứu hộ và♔ tuần tra. Dòng Ka-32 có thể chở nhiều hàng hóa nhờ khoang chứa lớn và các giá treo bên ngoài, trong khi thiết kế cánh quạt đồng trục cho phép nó c𝓡ất hạ cánh ở địa hình rừng núi hiểm trở hoặc các vùng đô thị chật hẹp.
Trung Quốc còn đặt mua 🅰150 động cơ turbine phản lực AL-31F từ Nga. Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) cho biết nước này đã nhận khoảng 100 động cơ trước tháng💧 1/2018.
🃏 Nhiều khả năng số động cơ này sẽ trang bị cho phi đội tiêm kích hạm J-15, trong khi một số biến thể nâng cấp AL-31FM được lắp cho các tiêm kích tàng hình J-20 trước khi Trung Quốc có thể hoàn thiện và đưa vào sản xuất hàng loạt động cơ nội địa WS-15.
Bắc Kinh cũng mua gần 400 động cơ AL-31FN cho phi đội tiêm kích hạng nhẹ J-10, cùng 10 chiếc AL-41F-1S để bảo đảm phụ tùng cho 24 chiếc Su✨-35S. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đặt mua nhiều bộ động cơ Soloviev D-30 được phát triển từ thời Liên Xô để lắp cho vận tải cơ Y-20 và oanh tạc cơ chiến lược H-6K.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay tuyên bố "vô cùng phẫn nộ" trước lệnh trừng phạt của Mỹ, gọi đây là hành động "vi phạm nghiêm trọng các 💯nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ giữa hai nước cũng như quân đội hai quốc gia". Bắc Kinh kêu gọi Mỹ "sửa chữa sai lầm ngay lập tức và rút lại cái gọi là lệnh trừng phạt", nếu không "sẽ phải chịu hậu quả".