Không thể đòi hỏi một thị trường cạnh tranh h✤oàn hảo hay một thị trường nông sản hoàn hảo tại Việt Nam. Ngày nay, thông tin và dữ liệu cũng là một loại tài sản, vì vậy thông tin không thể chia sẻ miễn phí được, tình trạng "bất cân xứng thông tin" là điều đương nhiên.
Rất khó để giá cả cân bằng dựa trên tương tác giữa cung ꦛvà cầu. Thị trường gần như luôn trong trình trạng dư cung hoặc dư cầu, và phát triển theo mô hình Bùng - Vỡ (vì con người ngày càng thông minh trong việc xử lý thông tin thị trường): giá tăng dần theo mức độ khan hiếm, rồi đột ngột giảm mạnh do dư thừa nguồn cung quá mức. Với tính chất của một thị trường như vậy, nông dân luôn luôn là người thua t❀hiệt.
Giải pháp cho người nông dân là trở thành nhà gia công cho nhà máy, hãಞng sản xuất (nhà phân phối). Người nông dân không cần bỏ vốn và chịu rủi roಞ về thị trường, chỉ cần có cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của hãng và công sức để nuôi, trồng.
Hãng cung cấp giống, vật tư, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau khi thu hoạch⛦ người nông dân được hãng trả công theo 💙hiệu quả dựa trên định mức theo hợp đồng.
Thực tế, mô hình này đã từng được áp dụng, ban đầu rất tốt, đảm bảo cho🎐 người nông dân, là người thiếu vốn, kiến thức và 🐓kinh nghiệm thị trường, có thu nhập ổn định và bền vững.
Nhưng sau một🔜 thời gian, với mức thu nhập ổn định và tích 💮lũy được một số vốn, một số nông dân lại muốn hơn thế.
Lúc đầ💖u, họ tìm cách thay đổi định mức kỹ thuật (ví dụ giảm lượng cám cho ăn hàng ngày trong nuôi lợn...) để thu lợi lớn hơn, mua chuộc kỹ thuật của hãng... Sau đó với sự tự tin và lòng tham của mình, họ đứng ra độc lập, không phụ thuộc vào hãng, từ con giống, vật tư đầu vào...đây là lúc họ bắt đầu bước vào con đường phá sản và trắng tay.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.