Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cụ thể các trường hợp phải nhường đường ch⛦o người đi bộ, xe đạp, xe lăn tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và cả những nơi không có vạch kẻ đường, cũng như khi chuyển hướng, quay đầu, lùi xe..🎃.
Mặc dù luật đã được quy định rõ như vậy và có mức phạt đối với các phương tiện không nhường đường cho người đi bộ qua đường, thực tế việc các phương tiện giao thông cơ giới chủ động nhường đường là điều xa xỉ ở Việt Nam. Mỗi lần 🦩qua đường tại những nơi không có đèn tín hiệu đối với người đi bộ như là một lần họ đဣánh cược mạng sống của mình. Họ phải nhìn ngang liếc dọc, vẫy tay xin đường để luồn lách qua hàng tá phương tiện đang vun vút lao đi trên đường.
Nguyên nhân
Thứ nhất, có khá nhiều người chưa nắm vững Luật Giao thông đường bộ. Nhiều người hàng ngày vẫ⛦n điều khiển ôtô, xe máy đi trên đường nhưng không biết rằng người đi bộ là đối tượng ưu tiên đầu tiên. Họ không biết rằng khi gặp người đi bộ hoặc nhìn thấy biển báo, vạch kẻ đường dành riêng cho người đi bộ họ phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho người đi ♔bộ băng qua đường một cách an toàn.
Thứ hai, nhiều người n✤ắm được quy định pháp luật nhưng do tính ích kỷ cá nhân nên họ không có khái niệm nhường đường. Họ nghĩ rằng thời gian của họ là quan trọng, là quý báu và xe của họ đi nhanh hơn, nên họ có thể vượt lên trước mặt của người đi bộ để đi nhanh nhất có thể mà không cần quan tâm đến an toàn và tính mạng của người kh🎶ác.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là mức phạt q🥂uá nhẹ đối với hành vi không nhường đường cho người đi bộ. Đ😼ể so sánh, chúng ta lấy một ví dụ vui như sau:
Bộ luật Hình sự 2015 quy đꦿị♔nh: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 đến dưới 50 triệu thì bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Còn theo Nghị định 100/2019 thì mức phạt cao nhất là 200.000-400.000 đồng đối với ôtô chuyển hướng không nhường đường cho: các xe đi ngược chiều, người đi bộ, xe lăn c🌼ủa người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.
Như vậy chúng ta✨ có thể thấy mức phạt với hành vi có thể gây nguy hiểm đến an toàn t⛦ính mạng của người đi bộ còn quá nhẹ. Chưa kể hiện nay nghị định còn chưa có quy định về mức phạt cho hành vi không nhường đường trong trường hợp xe không chuyển hướng. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng hầu như không xử phạt các trường hợp không nhường đường cho người đi bộ, nếu như hành vi đó chưa dẫn đến tai nạn giao thông.
Giải pháp
Thứ nhất, cần phải 💟siết chặt việc đào tạo và cấp giấy phép lái xe vì thực trạng có rất nhiều người dù có giấy phép lái xe nhưng hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ rất hạn hẹp. Điều này rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các c🧔ơ quan chức năng.
Thứ hai, cần quy định đầy đủ mức phạt đối v🧔ới hành vi không nhường đường cho người đi bộ. Đồng thời, nâng mức phạt lên thật cao, thậm chí gấp 10-20 lần quy định hiện hành vì hành vi này ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe và tính mạng của người tham gia giao thông.
Thứ ba, cần tăng cường tuần tra, xử phạt hành vi không nhường đường cho người đi bộ. Để làm triệt để vấn đề này, cơ quan chức năng có thể sử dụng hệ thống camera có sẵn tại các đô thị hoặc lắp đặt thêm tại các điểm dành cho người đi bộ qua đường và tiến hành xử phạt nguộ🍌i như đang áp dụng với các lỗi vi phạm khác.
Trong các đối tượng tham gia giao thông đường bộ, người đi꧟ bộ hoặc xe lăn là những đối tượng yếu thế nhất cần được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, kính mong các cơ quan chức năng sớm nghiên cứu để bổ sung các giải pháp nhằm bảo vệ an toàn cho nhóm đối tượng này.
Độc giả Lê Anh Tuấn