Những hàng cau thẳng thắp giữa một bên là bờ kênh, một bên là con đường phẳng như lụa mang đến vẻ bình yên, nên thơ và trù phú cho làng quê Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định). Nhưng thật khó để hình dung ở nơi này vẫn còn một gia đình sống khổ, đến mức ông Kim Quang Huyển, bí thư thôn 13 phải thಌốt lên. "Gia đình họ quá nghèo nên dù thi thoảng có đoàn thể ghé thăm, nhưng không thể bù lại được".
Gần trưa, bà Tuấn (68 tuổi) chống gậy trong bếp hì hụi nấu nướng. Gọi là chuẩn bị nhưn🥂g thực ra cơm đã cắm, bà chỉ phải xào đỗ. Vét bát mỡ mãi chỉ được miệng thìa, cộng thêm vài cái tóp mỡ đã lên mùi, bà trút hết vào chảo. Tay chống gậy, tay đảo, thoắt cái món ăn duy nhất cho bữa trꦗưa đã xong.
Nay nhà có khách, bà Tuấn vội bổ sung thêm hai bìa đậu và món bắp cải vào phút chót. Vì hết mỡ, hết nước ﷺmắm nên đậu để ăn sống, còn bắp cải thì đậy vung cho chín.
Mâm cơm dọn ra, 3 người lớn trong nhà gồm bà Tuấn, chị Mến (con thứ 4), anh Được (con thứ 5) ngồi xuống. Hai đứa con anh Được và một bé con của một chị gá🤡i đi làm ănꦐ xa túm tụm xung quanh. Chúng chỉ sục đũa vào món đỗ xào, ăn qua loa thật nhanh rồi đứng dậy, bỏ lại ba cái bát sứt chỏng chơ.
"Cơm rau thế này đám trẻ khó nuốt nổi. Bình thường chúng ăn trưa ở trường thì mẹಌ con tôi ở nhà sao cũng được, nhưng tối chúng về thì phải có ít thịt, cá. Mỗi sáng cũng phải cố chuẩn bị mỳ tôm hay thìa ruốc cho chúng đi học", bà Tuấn 🎶chia sẻ.
Ăn xong bà Tuấn mới đem một bဣát khác bón cho người con trai út 32 tuổi๊, bị bại liệt nằm trên giường.
Chồng bà bị lùn bẩm sinh, đẻ được 6 người con thì đến 4 người giống bố. 14 năm trước, người đàn ông trụ cột kinh tế của gia đình ấy đột tử giữa lúc đàn con nheo nhóc. Không lâu sau🌱, anh Được bị tai nạn nằm viện gần một tháng, sau đó phải ở nhà nghỉ, khiến kinh tế gia đình đã khó càng khó.
Gia cảnh khốn khó của gia đình bà Tuấn
Anh Lê Văn Được, 36 tuổi chỉ cao 1,3 mét chia sẻ, vợ anh bị băng huyết qua đời sau sinꦍh con thứ hai 6 năm trước. Sau ngày vợ mất, ba bố con anh góp gạo thổi cơm chung cùng mẹ. Chiếc cửa 𝓡sổ giữa hai nhà bị đập bỏ, tạo thành lối đi.
"Nếu không có mẹ, có chị thì tôi không kham nổi việc chăm sóc hai꧃ con. Cũng may mắn nữa là tôi lùn nhưng hai đứa con phát triển bình thường giống mẹ", ông bố chỉ cao ngang cô con gái lớp 5 cho hay.
Hiện tại, anh Được làm trong một xưởng đóng tàu ở địa phương. Sức lực có hạn song tiền công được trả tương đương những người khác, lý do vì anh làm những vị trí nhỏ hẹp, các ngóc ꦚ♊ngách mà người thường không chui vào được.
"Tôi làm cho một phân xưởng máy điện, thường làm ở các vị trí đuôi tàu, mũi tàu, đáy tàu, những nơi hẹp, tối và bí bách. Có lần tôi quên không đội mũ bảo hộ mà chỗ làm chỉ 80 cm, trong khi tôi꧃ theo thói quen cứ nghĩ đầu mình chẳng bao giờ chạm cái gì nên bị cụng phải đau điếng🌌", anh kể.
Tương lai của anh Được trông vào 2 đứa con, nhưng hạnh phúc nhỏ bé ấy không đến với chị gái anh, Lê Thị Mến, 37 tuổi mà chỉ cao 1,1 mét. Lúc c💜hạy đi mượn đồ, khi gọi người nhờ vả, chị Mến thoắt ẩn, thoắt hiện, trầm lặng như một cái bóng trong nhà. Vì quá thấp, Mến không thể làm được ruộng. Ngày qua ngày, chị chờ có người thuê mướn đi làm bờ cạn, hỗ trợ mẹ và các em. Đến tuổi này chị đã chấp nhận cả đời cô quạnh.
"Lắm bữa chở các cháu đi học mà chân tôi ngắn,ꦡ đạp xe được đến trường thì đã muộn học. Mấy đứa cháu buồn, sợ cô giáo mắꦓng. Nhìn chúng ỉu xìu mà tôi thấy có lỗi", chị bộc bạch.
Cậu bé Hậu - thế hệ thứ 3♌ trong gia đình lùn năm nay 9 tuổi, cao chừng 70 cm, đầu to, chân ngắn. Làn da em đen nhẻm và loang lổ. Một năm em chỉ được gặp mẹ vài ngày do mẹ đi làm xa. Hậu học kém nhất nhà, bù lại rất ngoan. Ngoại nói gì, cậu, dì s🏅ai bảo gì, em nhất mực nghe theo. Ở nhà hay trên lớp, em ít được gọi là Hậu mà thường là "thằng đầu to".
Ở tuổi ngấp nghé 70, bà Tuấn bị thoát vị đĩa đệm, tiểu đường. Đàn gà được bà chăm kỹ càng chẳng khác gì những đứa con cháu, bởi đó là nguồn duy nhất mang lại tiền cho bà mua thuốc. Giờ đây bà chỉ lo nhất đứa 🌳con bị bại liệt. "Tôi mong bề trên cất con về trước để tôi lo liệu chu đáꦛo, rồi bản thân nhắm mắt xuôi tay cũng toại nguyện", giọng bà thều thào khi sửa sang cho con trên chiếc giường cũ kỹ.
Người con út của bà nằm đó trợn tròn mắt nhìn mỗi khi có người đi qua. Nửa thân trên anh mặc áo, còn nửa dưới quấn ni🅠lon, bởi gạo còn không đủ ăn lấy đâu tiền mua bỉm, người mẹ già này cũng chẳng có sức mà giặt đồ cho con...
Phan Dương