Mở cửa bước vào, tôi thấy con trai hai tuổi với nụ cười thơ ngây, đang ngồi xé những mẩu giấy bìa cứng, một trò chơi đã trở thành thói ♚quen trong lúc đợi bố về.
Suốt từ đầu tháng, tôi đã phải vật lộn với rất nhiều khoản chi, từ hóa đơn điện nước cho đến tiền trả khoản nợ mua nhà. Cuốn sổ ghi lại chi tiêu ngày ấy - cân nhắc từng mớ rau, con cá, con cua - tôi còn giữ đến giờ. Thu nhập bác sĩ của tôi khi đó rất eo hẹp. Để chꦕuẩn bị quà cho con, tôi mua một ông già Noel nhồi bông từ giữa tháng 11 cho rẻ, cất kỹ trong cốp xe, như dành dụm một niềm vui bé bỏng, cho đến tận Giáng sinh.
Tôi nhớ mãi khoảnh khắc món quà được lấy ra k꧑hỏi balô, con trai tôi mắt sáng lên, ôm chặt ông già Noel nhồi bô𝓡ng vào lòng, sau đó ôm lấy cổ tôi và hôn lên đó.
Mùa đông năm ấy rất đặc biệt, có tuyết rơi ở đỉnh Mẫu Sơn. Hà Nội xuống dưới 5°C, rét kéo dài qua Noel cho đến Tết Âm lịch, tổng số 42 ngày rét đậm rét hại liên tục. Khách du lịch tới Mẫu Sơn đông hơn thường lệ. Tôi cùng mấy đồng nghiệp ở bệnh viện kêu gọi quyên góp chăn và áo ấm cho bệnh nhân nghèo. Thời điểm đó bắt đầu 𝔍có tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều người mất việc, giá cả leo thang vì lạm phát. Tôi muốn đưa con đi ngắm tuyết, nhưng cuộc sống khó khăn không cho phép.
Đêm Noel, cả gia đình tôi dạo phố, cảm thấy thú vị khi được ở ngoài trời, nhìn ngắm con trai nhảy nhót vui sướng. Giây phút đó tôi đã nhận ra, cuộc sống, kể cả trong cái nghèo, đang có sẵn những món quà tinh thần: là sức khoẻ, sự yên ổn hòa bình, là thiện chí và lòng tốt, là tiếng cười, niềm vui; t🔯ất cả món quà đó đều gói gọn trong tình yêu thương.
Từ lâu trong đời sống người Việt, Giáng sinh, ⛦Tết Dương lịch và Âm lịch đã trở thành ba dịp lễ hội ý nghĩa vàoꦐ những ngày cuối năm. Giáng sinh và Tết Dương lịch - du nhập từ phương Tây vào Việt Nam - nhanh chóng trở thành ngày lễ thế tục, để mọi người có thêm niềm vui.
Tôi từng chứng kiến người châu Âu chuẩn bị quà Giáng sinh và năm mới cho người thân và bạn bè. Họ tỉ mỉ, chu đáo lựa từng tấm thiệp, cân nhắc từng lời chúc, nắn nót từng nét chữ. Mỗi mùa Giáng sinh, Tết, tôi cũng nhận được hàng trꦕăm tin nhắn qua điện thoại và mạng xã hội, nhưng rất🌊 ít người công phu soạn tin, phần lớn copy rồi gửi hàng loạt.
Dịp này hàng năm, các bệnh viện thường tổ chức liên hoanꦫ tiệc tùng, để tạo sự đoàn kết gắn bó. Trưởng khoa của một bệnh viện lớn mới đây mời tôi tham dự liên hoan cùng khoa. Cô hỏi tôi nên tổ chức thế nào để vừa gắn kết, lại mang đến nhiều lợi ích nhất cho nhân viên. Tôi góp ý, không nên tiệc tùng xa xỉ, chỉ cần uống trà và trò chuyện tại khoa. Số tiền tiết kiệm được có thể dành làm quà Giáng sinh và năm mới cho những điều dưỡng và kĩ thౠuật viên vốn có thu nhập thấp. Ý kiến của tôi được các bác sĩ và nhân viên trong khoa ủng hộ. Những người nhận quà đã rất xúc động, không phải vì giá trị món quà, mà vì họ cảm nhận được sự trăn trở dành cho họ trong hành động tặng quà.
2022 là một năm đặc biệt. Từ đại dịch Covid đến bất ổn chínཧh trị và xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới, rủi ro tích tụ rồi chuyển thành suy thoái kinh tế, tác động trực tiếp đến cuộc sống của bất cứ ai. Nhiều người mất việc. Lạm phát tăng và thu nhập giảm. Y tế xảy ra làn sóng bỏ việc chưa từng có. Bác sĩ có thể đi làm thêm ở phòng mạch ngoài giờ. Nhưng điều dưỡng và kĩ thuật viên không có cơ hội đó, họ chỉ trông vào lương cơ bản, chưa tới 10 triệu đồng mỗ🍎i tháng, để trang trải cho cả gia đình giữa thành phố đắt đỏ này.
Nhưng niềm vui có phải là một thứ xa xỉ với người nghèo trong dịp Giáng sinh và năm mới này không? Tôi không nghĩ như ෴vậy, nếu ai cũng có quà và ai cũng nỗ lực làm điều gì đó để tặng cho người khác.
Tôi không theo đạo Cơ đốc, nhưng mỗi kỳ Giáng sinh và năm mới, nghe đến "quà", tôi lại cảm thấy sự nghiêmℱ túc của lễ hội và sự ấm áp của tình người. Với tôi, giá trị món quà không nằm ở vật chất mà ở sự chăm chút, ân cần được gói ghém trong đó, là sự sẻ chia giữa người với người.
Tình yêu giống như đứa trẻ nghèo sinh ra trong máng cỏ, nhưng lại🌱 làm thay đổi thế giới mãi mãi. Điều kỳ diệu và may mắn là tình yêu bao giờ cũng có sẵn, chúng ta có thường mang ra để dùng hay không thôi.
Trần Văn Phúc