Vài ngày sau khi trở về từ trại hè lính cứu hỏa ở Hòa Bình, Vũ Trần Khả Minh, lớp 4, trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, vẫn nhớ như in và kể vanh ꦜvách những hoạt động trong một tuần ở đây.
"Con rất vui. Được ở thêm mộ✱t tuần nữa thì thích hơn", Minh nói.
Trại của Minh có hơn 100🦄 bạn, chia thành các nhóm ở phòng riêng có điều hòꦏa. Mỗi huấn luyện viên phụ trách 5-7 bạn. Minh và các bạn phải tự làm mọi việc và được gọi về nhà hai lần trong cả khóa.
Minh thích nhất trải nghiệm thoát nạn từ tầng cao. Sau khi thắt các nút dây, em được hướng dẫn cách hạ chậm xuống từ tầng hai, trong khi các 𒁃anhꦰ chị lớn hơn sẽ hạ từ tầng 4.
"Cảm giác thả từ cao xuống rất sướng", cậu bé 9 tuổi nói, cho biết còn được dạy cách thắt nút𝓀 dây số 4 và số 8 để cứu hộ từ nhà cao tầng. Trong đó, ♛cách thắt số 8 để nối các dây với nhau cho dài hơn, còn số 4 để cột, giúp trèo xuống.
Ngoài ra, Minh được học cách thoát hiểm từ phòng khói nhân tạo. Khói mù mịt khiến Minh không nhìn rõ đường nên đâm sầm vào tường và chảy máu mũi. Em dùng khẩu trang thấm nước, hạ thấp người để mò đường chạy ra ngoài. Cậu bé cũng hào hứng khi đi trekking trong rừng hay lần đầu tiên dùng bình cứu hỏa và tự hào vì đã ♑c🦋hiến thắng nỗi sợ hãi, tự tay dập lửa thật.
Cậu bꩵé cho biết thích nghi nhanh với cuộ꧃c sống tập thể, ăn nhiều, ngủ ngon dù lúc đầu hơi nhớ nhà.
Minh là một trong hàng nghìn em nhỏ tham gia trại hè do các tổ chức như đoàn thanh niên, quân đội, hoặc các tổ chꦺức cá nhân thực hiện. Với chi phí dưới 10 triệu đồng, các em có những trải nghiệm mới mẻ, rời xa sách vở và màn hình.
Với Trần Linh Đan, hai tuần tham gia trại hè giúp em tღìm hiểu thiên nhiên và học các kỹ năng cơ bản như nấu nướng, dọn dẹp. Chị Hoàng Linh, mẹ Linh Đan, cho biết chị muốn hè là thời gian các con tham gia hoạt động ngoại khóa để nạp năng lượng trước khi bước vào năm học mới.
Trại hè của Linh Đan theo kiểu bán trú, sáng đi tối về ở Hà Nội, với chi phí khoảng 4 triệu đồn🉐g. Mỗi đợt có khoảng 20 em nhỏ tham gia, được chia thành các nhóm, phân công nhau nấu cơm, làm các món ăn đơn giản và dọn nhà.
Ngoài ra, Linh Đan được đi bơi hoặc tìm hiểu về một số loài động vật như ong, giun đất, ếch, cóc. Cô bé biết về vòng đời của con bướm, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, 🔴nhộng và bướm; tò mò khi thấy hành trình con tằm nhả tơ để dệt vải, hay lý giải sự chuyển màu của những chiếc lá.
"Con cũng thích làm thủ công như tổ ong, con ếch bằng giấy. Nhữngܫ việc tỉ mỉ này rèn luyện cho đôi♎ tay linh hoạt và tăng khả năng sáng tạo của con hơn", Linh Đan chia sẻ.
Tại Việt Nam, mô hình trại hè xuất hiện khoảng 10 năm trước. Theo thống kê sơ bộ của Cục Trẻ e🥀m (Bộ Lao động,💫 Thương binh và Xã hội), trung bình mỗi mùa hè, các học kỳ quân đội thu hút từ 100 đến 600 em, học kỳ công an 100 đến 300 em, khóa tu mùa hè từ 300 đến hàng nghìn em tham gia. Chi phí cho các chương trình này từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Các khóa du học hè nước ngoài cũng nở rộ với chi phí từ 30 đến 200 triệu đồng, tùy thời gian và điểm đến.
Theo ông Nguyễn Quý An, phó ban tổ൲ chức học kỳ quân đội của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, đây là chương trình của Tổng cục Chính trị ký kết với Trung ương Đoàn nên 💝tất cả đơn vị thuộc tổ chức Đoàn (từ tỉnh Đoàn trở lên) mới được tổ chức, chi phí 4-5 triệu đồng trong 7-10 ngày.
Chưa có khảo sát chính thức nh🃏ưng ông An cho biết phụ huynh thường gửi phản hồi lên fanpage hoặc qua nhóm zalo. "80-90% phụ huynh hài lòng, nói rằng con có sự thay đổi và trưởng thành hơn", ông An nói.
Để trại hè giúp trẻ có hoạt động h♋ữu ích và niềm vui, điều kiện tiên quyết là năng lực của bên tổ chức, theo các chuyên gia. Có nhiều cơ sở tốt, nhưng cũng có những "trại hè" chỉ là nơi trông trẻ trong nhà phố, thậm chí khiến trẻ kinh hãi do hạ tầng và dịch vụ kém.
Ông Nguyễn Minh Khánh, Giám đốc trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam, Trung ương Đoàn, nhắc phụ huynh chọn những nhà tổ chức uy tín để hạn chế rủi ro. Bà Hà Thu, đại diện một công ty chu𝓀yên tổ chức trại hè về giới tính, cho rằng nếu có điều kiện, phụ huynh nên đến tận nơi khảo sát để biết rõ cơ sở vậ🍸t chất trước khi quyết định.
Một số 🍬khóa hè cho trẻ gọi về nhà vào một giờ nhất định. Khi đó, bố mẹ hãy hỏi con về các hoạt động trong ngày, cảm nhận của trẻ để nắm bắt ngay vấn đề nếu có. Cha mẹ cũng cần liên lạc thườ🍰ng xuyên với bên tổ chức, yêu cầu gửi hình ảnh sinh hoạt, hoạt động của con.
Nếu bỏ qua việc tìm hiểu về trại hè cũng như đ🐓ánh giá trại có ph🌠ù hợp với con trẻ hay không, trại hè có thể mang lại tác dụng ngược.
Cậu con tra🔯i 11 tuổi của chị Nguyễn Giang Như, ở thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, sợ hãi khi bị bạn đánh tại một khóa tu ở huyện Thanh Oai✨. Cậu bé kể không được tắm vì thiếu nước, nhà vệ sinh bẩn, thường xuyên tắc và phải ngủ dưới nền đất. Chị cũng hối hận vì đã không đến xem điều kiện của trại hè thế nào, dù nơi đó chỉ cách nhà chị 3 km..
Con gái 9 tuổi của chị Trịnh Thị Hòa từng bị đau bụng ở trại hè bán trú tiếng Anh. Vì ph🌺ải tự chuẩn bị bữa trưa mang theo nhưng trung tâm lại không có tủ lạnh nên đồ ăn bị thiu mà con không biết.
Khác với quảng cáo là đư൩ợc đi chơi, tham quan thành phố, 🦩con chị Hòa gần như cả ngày ở trong phòng, quanh đi quẩn lại tô màu, làm thủ công.
"Con chê các hoạt động nhàm chán, giống như mẫu giáo", chị Hòa nói. Sau khi tìm hiểu🐓 lại, chị mới biết trung tâm này tổ chức trại hè lần đầu, bèn cho con nghỉ luôn.
Trở về sau các khóa hè, trẻ có thể bắt đầu hình thàꩵnh thói quen tốt. Để duy trì, kh♑i về nhà, bố mẹ nên thường nhắc nhở, rèn giũa, cho con ghi nhớ và lặp lại các kỹ năng đã học.
Chị Giắc Ly, mẹ bé Minh lớp 4, hài lòng với 🧸quyết định của mình.
"Tôi vui khi con trở về khỏe mạnh,🌱 phấn khởi, biết yêu thương mọi người xung quanh và trân trọng cuộc sống", chị Ly nói. "Sang năm tôi lại cho con tham gia trại hè".
Bình Minh
*Tên một số nhân vật đã thay đổi