Đại tá▨ Amadou Abdramane, phát ngôn viên chính quyền quân sự Niger, ngày 16/3 cho biết nước này đã quyết định hủ🔥y bỏ "ngay lập tức" thỏa thuận cho phép quân nhân và nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ hoạt động tại Niger.
Thông báo được đưa ra m𒁏ột ngày sau khi phái đoàn Mỹ, dẫn đầu bởi Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề châu Phi Molly Phee và có cả chỉ huy Bộ Tư lệnh Mỹ ở khu vực Mi💞chael Langley, kết thúc chuyến thăm Niger.
Abdramane cáo buộc phía Mỹ đã không tuân thủ các nghi thức ngoại giao, khi không thông báo trước cho Niger về thành phần của phái đoà♏n cũng như thời điểm họ tới🌞 quốc gia này.
Ông cho biết hai bên đã thảo luận về tiến trình chuyển tiếp quân sự hiện tại ở Niger, hợp tác quân sự giữa hai nước và cách Niamey chọn đối tác trong cuộc chiến chốn🍌g lại phiến quân có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda và Nhà nước Hồi giꦦáo (IS) tự xưng.
"Niger lấy làm tiếc khi phái đoàn Mỹ có ý định phủ nhận quyền của người dân Niger trong việc lựa chọn các đối tác và hình thức phối hợp đꦬủ khả năng giúp chúng tôi chống lại chủ nghĩa khủng bố", Abdramane nói.
Quan chức này cho biết Niamey lên án mạnh mẽ "thái độ trịch thượng kèm theo lời đe dọa trả đũa từ người đứng đầu phái đoàn Mỹ đối với người dân và chính phủ Niger". Ông khẳng định sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước này là bất hợp pháp, cũng như vi phạm các quy định về dân chủ và hiến pháp, ಌdo điều này đã được "đơn phương áp đặt" với quốc gia châu Phi vào năm 2012.
Theo Abdramane, Niger kဣhông biết có bao nhiêu quân nhân và nhân viên dân sự Mỹ đang hoạt động ở nước này. Thỏa thuận hợp tác quân sự giữa hai nước không quy định binh sĩ Mỹ phải đáp ứng yêu cầu hỗ trợ chống lại phiến quân của chính phủ Niger.
Chính phủ Mỹ chưa bình luận về thông tin.
Truyền thông cho biết Mỹ có khoảng 1.100 binh sĩ đồn trú tại Niger tính tới năm ngoái. Lực lượng này đóng quân tại hai địa điểm, một trong số đó là Căn cứ Không quân 201, cơ sở chuyên vận hành thiết bị không người lái (drone), gần thành phố Agadez ở miền tr𒈔ung Niger.
Từ năm 2018, căn cứ này được sử dụng làm nơi điều phối hoạt động 🧸tập kích các nhóm phiến quân thân IS và al-Qaeda.
Hoạt động của l꧅ực lượng Mỹ tại đây bị hạn chế sau khi qu𒊎ân đội Niger tháng 7/2023 tiến hành đảo chính và lật đổ cựu tổng thống Mohamed Bazoum, đồng minh của phương Tây.
Giống với các chính quyền quân sự ở hai nước láng giềng Mali và Burkina Faso, chín🌺h phủ mới ở Niger sau đó yêu cầu quân đội Pháp và các lực lượng châu Âu khác rời khỏi nước này, chuyển hướng sang tìm kiếm hỗ trợ từ Nga.
Phạm Giang (Theo Reuters, AFP)