Xu hướng dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam đang gia tăng và ngày một rõ nét. Theo ước tính của Hiệp hội Da 🦹giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO), tỷ lệ chuyển dịch hiện là 25%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng nửa đầu năm 2014, các hãng thời trang như Nike, Adidas, Puma đã chuyển lượng lớn đơn đặt hàng từ Trung Quốc và Bangladesh sang nhà máy của Việ𓆏t Nam. Không chỉ các ông lớn này, Tập đoàn Target Sourcing Services, một trong 10 nhà phân phối lớn nhất thế giới và Tập đoàn Dansu cũng đã khảo sát và có ý định mở rộng, đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều công ty từ trước đến nay vốn chỉ đặt hàng Trung Quốc sản xuất ở các sản phẩm túi xách cao cấp như Lancaster, Sequoia Paris nay cũng muốn đầ🐬u tư vào Việt Nam. Lý do họ đưa ra nhằm giảm bớt những rủ♌i ro tiềm tàng từ Trung Quốc - nơi vẫn được coi là công xưởng lớn nhất thế giới.
Cũng theo LEFASO, 2 hãng da giày khác là Timberland và Puma đã ngỏ ý muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam để đáp ứng số lượng đơn hàng đang gia tăng từ Trung Quốc. Giá nhân công và các🌸 chi phí về môi trường tại nước này đang tăng được xem là một trong những lý do khiến nhiều thương hiệu lớn muốn🎃 di dời một số dây chuyền sản xuất khỏi đây. Và một trong những đích đến họ muốn nhắm tới là các nước ở Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam hiện là một trong 5 nước có kim ngạch xuất khẩu giày dép lớn trên thế giới. Tại Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản, nhập khẩu giày dép từ Việt Nam đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc. 6 tháng đầu năm 2014, sản phẩm da giày xuất khẩu Việt nam vẫn giữ đượcജ tốc độ tăng trưởng cao là 17,8%; ba lô, túi xách xuất tăng trưởng đạt 40,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Ngân Hà