Máy được thiết kế 🦄nhỏ gọn, cầm rất vừa tay và chỉ nặng gần 397 gram. Các nút điều khiển to, vạch chức năng dễ nhìn, ghi chú rõ ràng.𒁏 Thân máy mặc dù được làm bằng chất nhựa dẻo cao su nhưng không có nghĩa là đồ dễ hỏng hay rẻ tiền. Với màn hình LCD 2,7 inch, P80 mang lại góc nhìn khá rộng và không bị lóa khi sử dụng ngoài trời.
Nikon Coolpix P80 thiết kế nhỏ gọn, cầm vừa tay. Ảnh: Fotoriesel. |
Nikon P90 sử dụng ống kính quang học zoom 18x (tương đương ống kính 27-486 mm, khẩu độ f/2.8-4.5), nên được coi là một trong những máy ảnh siêu zoom hàng đầu trên thị trường. Giống như⛦ các máy ảnh 🔯siêu zoom khác, Nikon P90 cũng hỗ trợ các chế độ chụp tự động như phơi sáng, lấy nét (chỉnh tay, macro...), tự chụp và đèn flash (có cả giảm chế độ mắt đỏ, đồng hóa chậm...), ngoài các chế độ chỉnh tay hoàn toàn.
Để sử dụng các trình điều khiển khác người dùng có thể vào Menu để chọn. Đáng chú ý là việc chỉnh ISO, ngoài cách để chọn tự động Auto, người dùng🌠 có thể chọn đặt ISO từ mức thấp nhất 64 cho tới mức cao nhất là ISO 6.400 nhưng cần lưu ý, ISO 3.200 và ISO 6.400 cho độ phân giải ảnh rất thấp. Còn nếu để chọn tự động, bạn có thể chọn trong 3 mức ISO 64 - 100; 64 - 200 và 64 - 400. Tại ISO 400, nhiễu xuất hiện nhiều nên tốt nhất bạn nên để mức 64 - 200 để có bức hình hoàn chỉnh hơn.
P80 cung cấp nhiều chế độ lấy nét đa dạng như lấy nét ưu tiên khuôn mặt, lấy nét tự động, chỉnh tay hay lấy nét tập trung vào phần giữa khuôn hình. Tuy nhiên các chức năng này không được hiệu quả lắm. Chế độ lấy nét ưu tiên khuôn mặt không mang lại tác dụng như mong muốn, chế độ chỉnh tự động lại quét quá sơ sài và cài đặt chỉnh tay chỉ có tác dụng khi ngư🌼ời dùng chụp liên tục với cùng một bố cục ảnh. Chế độ chụp lấy nét chính giữa 🌸ảnh và tái tạo màu sắc dù đã lỗi thời song lại là chế độ hoạt động hiệu quả nhất.
P80 cung cấp nhiều chế độ lấy nét đa dạng. Ảnh: Digitalreview. |
Mặc dù là chiếc máy ảnh siêu room song xét về mặt hoạt động P80 lại khiến người dùng phải thất vọng. Trung bình phải mất 2♎,9 giây đế khởi động; 1,1 giây để lấy nét và chụpꦯ trong môi trường ánh sáng yếu. Trong điều kiện trung bình, tốc độ chụp 1,4 giây cũng không được cho là ấn tượng. Thêm nữa, với tốc độ chụp liên tục 1,3 hình/ giây đã đưa P80 xuống vị trí cuối bảng trong danh sách những máy ảnh chất lượng cao.
Trên thực tế 🍃với tốc độ hoạt động chậm như "sên", người dùng chẳng thể chụp được các vật thể🤡 đang chuyển động. Lời khuyên dành cho những ai muốn kiếm chiếc máy ảnh để chụp các cuộc thi đấu thể thao, chụp trẻ em hay động vật là không nên dùng P80.
Nikon P80 có màn hình 2,7 inch. Ảnh: Planetimagehost. |
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa rằng P80 không có điểm mạnh nào. Ống kính của máy được các chuyên gia đánh giá rất cao. Trong điều kiện chụp với độ dài ống kính ở mức trung bình ( khoảng 150 mm), P80 tỏ🌜 ra vượt trội hơn so với dòng máy ảnh nổi tiếng Lumix DMC-FZ18 của Panasonic.
Chế độ zoom hoạt động không tốt lắm - thường rung nhẹ khi người dùng thay đổi độ dài ống kính. Tuy nhiên, chức năng này lại rất nhạy và công nghệ ổn định hình ảnh quang của Nikon đã chứng minh 𝐆là đẳng cấp hàng đầu.
Chấm điểm sản phẩm |
Thời lượng pin sử dụng khá lâu cũng mang lại điểm cộng cho chiếc máy ảnh này. P80 có thể chụp liên tục tối đa 250 bức cho một lần sạc. Tuy nhiên, khi🐼 so với 400 - 450 bức mà FZ18 của Panasonic hay PowerShot S5 IS của Canon chụp🎃 được, thì thời gian sử dụng này vẫn còn ở mức rất khiêm tốn.
Về chất lượng ảnh, P80 có cả điểm mạnh và yếu. Ưu điểm nổi bật nhất của P80 là mang lại màu sắc trung thực. Chế ♒độ phơi sáng hoạt động tốt nhưng trong điều kiện ánh sáng mạnh sẽ tạo ra hiện tượng nhòe hình. Tuy vậy, ảnh khi in ra lại có chất lượng tốt hơn hẳn các loại máy đời mới nhất như Coolpix S600 hay Coolpix P5000 và ngay cả chiếc máy ảnh siêu room Sony Cyber-shot DSC-H10.
P80 chỉ quay phim được trong thời gian ngắn với tốc độ 30 khung hình/giây và đ🔯ộ phân giải hình ảnh là VGA. Hình ảnh ghi được rất tốt, nhưng có hạn ch☂ế là khi quay không thể zoom.
Trong số những máy ảnh zoom 18x như Panasonic FZ18, Olympus SP-560UZ hay Fujifilm FinePix S8000fd thì chiếc P80 được đánh giá nhỉnh hơn một chút. Tuy nhiên, khi chụp tốc độ và những trường hợp phải để ISO cao, P80 kཧhông phải là một lựa chọn hợ♛p lý.
Điểm mạnh:
- Tích hợp phần mềm ổn định quang học Điểm yếu:
- Tốc độ chậm |
Thúy Huyền (theo Cnet)