Cách đây hơn hai năm, Nikon đã tạo ra bước ngoặt lớn trên phân khúc DSLR bán chuyên với model 🔥D300. Sản phẩm sở hữu nhiều trang bị vốn có của dòng máy chuyên nghiệp và hiện vẫn là "giấc mơ" của nhiều người đam mê nhiếp ảnh. Tiếp tục kế thừa những ưu điểm nổi trội của D300, phiên bản nâng cấp D300s thực sự tạo được dấu ấn riêng nhờ bộ tính nă🌊ng phong phú, thiết kế tiện dụng, tốc độ thực thi cao và trên hết là chất lượng ảnh tuyệt hảo.
Nikon D300s có hình dáng tương tự phiên bản tiền nhiệm D300 ra mắt trước đó 2 năm. |
Khi mới cầm máy trên tay, người dùng sẽ không thấy nhiều điểm khác biệt giữa D300s và phiên bản tiền nhiệm. Thân máy có kích thước ba chiều là 147 x 114 x 74 mm và khối lượng tính cả pin vào khoảng 918 gram, gần tương đương model D300. Chức năng ngắm ảnh sống trên đĩa xoay Mode Dial được chuyển san🐓g phím nhỏ Lv nằm ở cạnh phải màn hình, giúp việc chuyển đổi chế độ nhanh chóng hơn. Ngoài ra, trên thân máy xuất hiện thêm các lỗ nhỏ để lắp đặt micro (dưới logo D300s) và loa (cạ🅠nh phải, mặt sau máy).
Đĩa xoay chọn chế độ của Nikon D300s không có các tùy chọn mặc cảnh như trên DSLR bình dân. |
Sở hữu thiết kế sinh trắc học nổi tiếng của Nikon, D300s đem lại cảm giác rất chắc chắn và đầm tay, dù trọng lượng không hề nhẹ. Thân♓ máy🐽 được làm bằng hợp kim magie có thể chống được bụi và ẩm. D300s có hai khe thẻ nhớ, giúp sử dụng đồng thời cả hai định dạng thẻ SD/SDHC và CF Type I. Một trong hai thẻ có thể được sử dụng làm bộ nhớ chính, thẻ còn lại dùng trong trường hợp tràn bộ nhớ, sao lưu lại ảnh hoặc ghi video chất lượng cao. Dữ liệu cũng copy qua lại được giữa hai thẻ nhờ công cụ có sẵn trên máy. Thú vị hơn nữa, người dùng thậm chí còn có thể thiết lập để ghi ảnh thô NEF lên một thẻ và ghi ảnh nén JPEG lên thẻ còn lại.
Cảm biến 1.005 pixel RGB hỗ trợ đo sáng, lấy nét tracking và điều chỉnh cân bằng trắng. |
Hệ thống lấy nét tự động 51 điểm của D300s được hỗ trợ bởi cảm biến lấy nét Multi-CAM 3500DX, tương tự phiên bản cũ D300 và "đàn anh" D3s. Các thử nghiệm với độ chính xác cao cho thấy, D300s lấy nét nhanh hơn D300 một chút. Thời gian trễ từ khi máy khóa vật thể cho đến khi cửa trập hoạt động chỉ vào khoảng 0,255 - 0,37 giây khi sử dụng ống Sigma 70mm f/2,8 trong điều kiện ánh sáng tốt. Tốc độ lấy nét sẽ trở nên hơi chậm so với lý thuyết nếu môi trường trở nên thiếu sáng hoặc khi bật tính năng ngắm ảnh sống. Cơ chế đo sáng sử dụng cảm biến 1.005 pixel RGB hoạt động chính xác ngay cả đối với những trường hợp phức tạp, hạn chế tối đa hiện tượng đối tượng chính trên ảnh bị thiếu hay thừa sáng. Các dữ liệu từ cảm biến này còn được sử dụn𝓰g để hỗ trợ lấy nét ౠtheo kiểu bám đối tượng (tracking) và điều chỉnh cân bằng trắng.
Tương tự "tiền nhiệm", D300s sử dụng cảm quang CMOS độ phân giải hiệu dụng 12,3 Megapixel theo chuẩn DX (crop 1,5x). Dải ISO của máy nằm trong khoảng từ 200 đến 3.200 (mở rộng lên 6.400). Hệ thống cổng chuyển đổi tương tự/số 14 bit cho phép đẩy nhanh tốc độ truyền tải dữ liệu cũng như mở rộng dải màu của ảnh. Kết hợp với vi xử lý Nikon Expeed thế hệ mới, D300s có khả năng chụp liên tiếp 100 ảnh JPEG với tốc độ 7 hình/giây, hơi nhỉnh hơn model D300 với 6 hình/giây. Theo Imaging Resource, D300s c🧸ho ảnh mờ hơn một chút so với D300, tuy nhiên, 🌟sự khác biệt này rất khó phát hiện. Ngoài ra, độ nét trên ảnh JPEG cũng hơi kém. Khi chuyển về lưu file dưới dạng RAW, vấn đề này được giải quyết triệt để.
Thử nghiệm trên ống kính Nikon 18-105, ảnh crop 100% khi tính năng Tự động sửa lỗi sắc sai được bật (phải) và tắt (trái). Ảnh: Imaging Resource. |
Thử nghiệm trong điều kiện ánh sáng ngoài trời cho thấy cơ chế cân bằng trắng tự động của máy làm việc hoàn hảo. Tuy nhiên, D300s vẫn gặp🐓 đôi chút khó khăn khi chụp dưới ánh sáng🔯 nhân tạo. Ảnh vẫn có xu hướng ngả ấm ngay cả khi thiết lập về chế độ cân bằng dưới ánh sáng đèn dây tóc (Incandescent light). Chất lượng ảnh còn được tối ưu đến mức độ cao nhất nhờ vào một loạt các tính năng tự động thông minh. Chẳng hạn, công nghệ Automatic CA giúp sửa lỗi sắc sai khó chịu thường xuất hiện trong các vùng ảnh có độ tương phản cao. Tính năng Auto ISO giúp điều hòa giữa độ nhạy sáng và tốc độ cửa trập khi ánh sáng môi trường quá phức tạp. Ngoài ra, D300s còn cung cấp thêm tính năng Active D-Lighting, giúp hạn chế hiện tượng mất chi tiết tại các vùng quá tối hoặc quá sáng trên ảnh. Tính năng này nên được bật khi chụp chân dung trong nhà hoặc chụp phong cảnh.
Tại thiết lập ISO cao, cơ chế khử nhiễu trên D300s hoạt động rất ấn tượng. D300s khử nhiễu đồng thời giữ lại chi tiết tốt hơn hẳn Pentax K-7, hơi nhỉnh hơn Canon 7D một chút. Tuy vậy, hầu như không thấy sự khác biệt giữa ảnh cho bởi D300 và D300s ngay cả khi thiết lập nhạy sáng ở mức cao nhất ISO 6.400. Ảnh: Imaging resource. |
Cơ chế khử nhiễu trên D300s hoạt động rất ấn tượng. Ảnh vẫn giữ được gần như nguyên vẹn độ nét và các chi tiết tại thiết lập ISO 800. Nhiễu hạt hầu như chưa ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng ảnh kể cả khi ISO được đẩy lên tới 1600+. Các bài test của Imaging Resource và Cameralabs cũng khẳng định, tại thiết lập mặc định, D300s khử nhiễu đồng thời giữ lại chi tiết tốt hơn hẳn Pentax K-7, hơi nhỉnhꦑ hơn Canon 50D và Canon 7D một chút. Nguyên nhân về sự khác biệt này là do độ phân giải của các đối thủ đến từ Pentax và Canon đều lớn hơn Nikon D300s. Về mặt lý thuyết, khi sở hữu cảm biến có kích thước tương đối giống nhau, model nào có nhiều "chấm" hơn sẽ cho ảnh càng nhiễu hơn.
Menu của D300s tương tự phiên bản tiền nhiệm với nhiều tùy chỉnh phức tạp và đơn điệu. Bù lại, mục hỗ trợ người dùng được thiết kế tương đối cẩn thận. Ảnh: Dpreview. |
Màn hình LCD của D300s rất sáng và nét với kích thước 3 inch, phân giải 922.000 điểm ảnh. Người dùng cũng nên cẩn thận vì dải màu trên màn hình này khá "nịnh mắt", do đó, ảnh xem trực tiếp trên máy có thể hơi khác khi xem trên màn hình tivi hoặc vi tính. Hệ thống Menu của máy tương tự phiên bản D300 với các dòng hiển thị có phần hơi đơn điệu. Bù lại, Nikon đã cẩn thận thiết kế mục trợ giúp với các hướng dẫn dễ hiểu nhằm hướng đến những người mới làm quen với máy. Bạn có thể kích hoạt trợ giúp ở bất cứ vị trí nào trong Menu bằng cách nhấn phím "?" tại mặt sau máy.
Khả năng quay video 720p trên D300s cũng rất đáng chú ý. Bạn có thể thay đổi được độ mở ống kính để kiểm soát độ sâu trường ảnh trong quá trình quay. Các tùy chỉnh khác như độ nhạy sáng ISO và phơi sáng vẫn phải do máy quyết định. Tốc độ lấy nét tự động bằng cách so sánh tương phản vẫn còn khá chậm chạp. Tuy vậy, chất lượng phim ghi lại khá tốt với độ nét cao và dải màu uyển chuyển. Âm thanh mặc dù chỉ ở mức 11 kHz, nhưng rất rõ nét và không bị hiện tượng ồn do cơ chế lấy nét trong ống kính hoạt động gây ra.
Nhìn chung, Nikon D300s là một DSLR bán chuyên hoàn hảo với nhiều trang bị hiện đại, hiệu năng hoạt động tốt cũng như chất lượng ảnh tuyệt vời. Tuy nhiên, ngoài một vài tính năng thêm thắt, D300s vẫn ch♉ưa có điểm nào thật sự mang tính đột phá so với phiên bản trước đó. Sản phẩm phù hợp với những người có kiến thức nhất định về dSLR và những người đang muốn nâng cấp từ dòng máy ống kính rꦇời bình dân. Hiện D300s đang có mức giá khá cao: khoảng 1.700 USD cho thân máy, tương đương 33 triệu đồng. Nếu chưa có điều kiện, bạn nên chọn model cũ D300 với mức giá rẻ hơn khoảng 300 đến 700 USD tùy tình trạng sử dụng.
|
Trần Hạ tổng hợp