Bệnh nhi thở mệt, nồng độ oxy máu mao mạch (SpO2) tụt còn 78%🐬, nhịp tim 144 lần/phút, được chẩn đoán mắc Covid-19 💛nguy kịch, ngày 15/8.
Các𒊎 bác sĩ cho cậu bé thở áp lực dương liên tục, truyền thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng đông, song tình trạng suy hô hấp diễn tiến xấu hơn. Phổi của em đã bị tổn thương nặng cả hai bên, kèm hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, phản ứng viêm cũng tăng mạnh.
"Bệnh nhi được cho thở oxy lưu dòng cao (HFNC) trước, nếu thất bại buộc phải đặt nội khí quản thở máy. May mắn, lúc này em đáp ứng phác đồ", bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết. Sau hơn ꦆhai tuần điều trị, tình trạng của trẻ cải thiện, được giảm dần lưu lượng thở oxy, hỗ trợ tâm lý trị liệu và phục hồi c🌳hức năng.
Cậu bé là một trong số hàng chục F0 dưới 16 tuổi bị n𓂃ặng, nguy kịch đang được Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị. Từ giữa tháng 8 đến nay, mỗi ngày TP HCM phải điều trị 1.900-2.900 ca Covid-19 trẻ em, riêng ngày 5/9 bệnh nhi cao kỷ lục với 3.106 em. Đến ngày 7/9, số F0 trẻ em đang được điều trị là 3.052.
Theo bác sĩ 🎀Nguyễn Minh Tiến, dịch diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới tăng kéo theo lượng trẻ em nhiễm bệnh. Ở đợt dịch thứ 4 này, số F0 ghi nhận trong tháng sau luôn cao hơn tháng trước. Riêng tháng 7 và 8, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị dưới 300 bệnh nhân mỗi ngày, gần đây có ngày lên tới 320 em.
Đa số trẻ em mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ, không có triệu chứng. Những trẻ đủ điều kiện sẽ được cách ly tại nhà, có bác sĩ theo dõi, thăm khám từ xa. Những em có triệu chứng trung bình trở lên, suy hô hấp, có nguy cơ trở nặng, hoặc có bệnh nền (ung thư, suy thận mạn, rối loạn đông máu Hemophilia, béo phì...) phải ෴nhập viện theo dõi.
F0 trẻ em sẽ được điều trị tại các bệnh viện: Dã chiến số 4, 11, Củ Chi và Bệnh⭕ viện Trưng Vương - do 3 bệnh viện Nhi đồng phụ trách. Trường hợp nặng sẽ được chuyển đến Nhi Đồng Thành phố hoặc N♎hi Đồng 2 điều trị chuyên sâu. Trẻ có thể được chuyển đến trung tâm hồi sức cấp cứu nếu phải đặt ECMO.
Với nhóm trẻ điều trị tại bệnh viện, bác sĩ Phạm Thái Sơn (Phó khoa Nhiễm, phụ trách đơn vị điều trị Covid-19 trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết, thờ🧜i gian qua nơi này đã điều trị hơn 900 trường hợp, bao gồm cả trẻ em và người thân chăm sóc trẻ. Khi mới bắt đầu hoạt động,🃏 ngày 18/6, đơn vị có 60 giường với 10 giường hồi sức. Sau đó, số F0 ngày càng tăng, bệnh viện phải nâng công suất, hiện có khoảng 220 giường với gần 200 ca mỗi ngày.
Đối với bệnh nhi sốt, ho, đau họng sẽ được điều trị triệu chứng. Nếu trẻ viêm phổi, phải sử dụng cá🍌c thuốc kháng viêm, kháng đông (chống đông máu tạo cục huyết khối trong phổi và các cơ quan khác). Khi viêm phổi nặng phải hỗ trợ hô hấp các mức độ từ nhẹ đến cao như thở oxy, thở không xâm lấn, thở máy.
Trường hợp bệnh nhi bị bội nhiễm, tức là vừa nhiễm virus gây Covid-19 vừa nhiễm vi trùng khác thì phải tiêm thêm kháng sinh. Hoặc trẻ có bệnh nền nghiêm trọng sẽ phải điều trị phối hợp các bệnh với phá🎀c đồ được cá nhân hóa.
Vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cho biết, về nguyên tắc bệnh viện sẽ tuân thủ phác đồ của Bộ Y tế. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ phân tích t🔴ừng giai đoạn bệnh cụ thể, dựa trên các tiêu chuẩn cải thiện hoặc thất bại của từng trẻ để điều chỉnh chỉ định phù hợp hơn. Ở bệnh nhân trưởng thành thường căn c🍌ứ thông số cân nặng để tính toán liều lượng thuốc, nhưng ở trẻ em còn cần thêm các chỉ số khác như lượng nước tiểu, lứa tuổi...
"Tỷ lệ trẻ chuyển nặng, nguy kịch ở Việt Nam khoảng 1%", bác sĩ Tiến ước lượng. Con số này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 20% ở người trưởng thành mắc Covid-19. Nhóm trẻ chuyển nặng thường do yếu tố bệnh nền (thận, ung thư, tim...) - đây là khó khăn nhất của các bác sĩ, do vừa điều trị Covid-19 vừa phải chữa bệnh trước đó. Đặc biệt, với trẻ có cơ địa béo phì, bác sĩ phải điều chỉnh lại cân nặng bệnh nhi, tính toán lại liều lượng thuốc. Với mỗi ca bệnh, bệnh viện phải phối hợp nhiều chuyên khoa, tuỳ theo bệnh nền từng trẻ🃏 để hội chẩn tìm giải pháp phù hợp nhất.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đang điều trị tích cực 5-6 bệnh nhi nặng, trong đó bé gái 12 tháng tuổi nguy kịch nhất. Em bé mắc Covid-19 trên n🍰🔯ền dị tật tim bẩm sinh, chẻ vòm, suy dinh dưỡng, kèm biến chứng tràn khí màng phổi, viêm phổi bội nhiễm... Hơn hai tuần qua bé phải thở máy liên tục nhưng tình hình chưa khả quan.
Đối với các trường hợp F0 trẻ em nhẹ, đang được cách ly tại nhà (ngoại trú), bác sĩ Dư Tấn Quy (Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1) 🏅cho biết, các em sẽ có điều kiện sinh hoạt thoải mái, thuận lợi và chăm chút tốt hơn từ gia đình. Tuy nhiên, người chăm sóc chính của trẻ phải có khả năng theo dõi dấu hiệu chuyển bệnh và có thể liên lạc ngay với nhân viên y tế bất kỳ lúc nào.
Các bác sĩ đã thành lập nhóm chat trên Zalo, kèm hotline; thành viên là phụ huynh, người chăm sóc trẻ mắc Covid-19 mà bệnh viện quản lý. Họ sẽ được hướng dẫn đo nh♊iệt độ sáng chiều cho con em mình, theo dõi dấu hiệu trở nặng cũng như cách ăn uống, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh... Khi trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc phụ huynh thắc mắc sẽ liên hệ ngay. Việc theo dõi y tế của bệnh nhi sẽ chấm dứt khi trẻ khỏi Covid-19, ổn định sức khỏe﷽.
Ông Nguyễn H🐭ữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận khoảng 14.800 trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19. Trong đó, 12.000 trường hợp đã được điều trị khỏi. Có 13 bệnh nhi tử vong, chiếm tỷ lệ 0,1%. Các trẻ này hầu hết mang bệnh lý nền, có trường hợp rất nặng nh🔥ư ung thư.
Ở một số nước trên thế giới như Mỹ, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 nặng phải nhập viện là 1,6-3,6% (theo dữ liệu của 25 bang) và tỷ lệ trẻ em tử vong do Covid-1⛄9 là 0%-0,24% (theo dữ liệu của 45 bang). Nước này ghi nhận khoảng 4,8 triệu trẻ em dương tính nCoV kể từ khi đại dịch bùng phát, Hiệp ꦐhội Nhi khoa thông tin.
Thư Anh