Khi đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khám, cổ tử cung của chị Nguyễn Thị Phương Quỳnh đã mở 💫5 cm, bọc ối sa ra ngoài âm đạo phồng căng "chạm nhẹ là vỡ". Chị mong muốn giữ được con, sau 8 năm hiếm muộn.
Ngày 22/1, ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết cách duy nhất để cứu thai nhi là hút cạn ối trong buồng tử cung để giảm áp lực bên ngoài và khâu vòng cổ tử cung. Tuy nhiên, quá trình hút ối không dễ bởi thai phụ mắc bệnh tiểu đường, tiền sử béo phì (BMI 35🐽) nên thành bụng khá dày.
Các bác sĩ vẫn nỗ 🎶lực cứu ba mẹ con. Sau khi hút ối, cổ tử cung khép lại, túi ối đẩy vào bên trong, cổ tử cung của thai phụ được khâu để tạo vành đai bảo vệ thai nhi. Sau 60 phút căng thẳng, các bác sĩ giữ được sự sốn𝔉g cho song thai để tiếp tục lớn lên trong bụng mẹ.
Khi thai kỳ hơn 26 tuần, thai phụ sốt, nguy cơ nhiễm trùng. Ê kíp quyết định mổ lấy thai. Hai bé trai n🌠ặng 1 kg và 800 g 💧chào đời, được bác sĩ khoa Sơ sinh chăm sóc đặc biệt.
Ngày 5/1, hai bé đạt cân nặng gần 2,6 kg và khoảng 2 kg, sức khỏe ổ𒊎n định, được xuất viện.
Trường hợp của chị Quỳnh mang song thai khiến cổ tử cung ngắn, tiền sử sẩy thai do cổ tử cung bị hở eo, béo phì gây ra tụt cổ tử cung, sa ối dọa sẩy hoặc sinh non. 𝓡Phụ nữ từng mang đa thai, can thiệp phần phụ, tụt cổ tử cung, sẩy thai... là yếu tố nguy cơ.
Trước đây, với những trường hợp tương tự, Hiền Lê cho biết phải chấp nhận cứu mẹ, không cứu được con. Tuy nhiên, ꧑ngày nay với khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ bác sĩ tay nghề cao có thể cứu được cả m🥃ẹ và con.
Bác sĩ khuyến cáo thai phụ, nhất là trường hợp mang song thai, cần ăn uống lành mạnh💜, duy trì cân nặng hợp lý, tránh mang vác vậཧt nặng, thực hiện bài tập tăng sức mạnh vùng sàn chậu, theo dõi thai kỳ định kỳ.
Thanh Ba
Độc giả gửi câu hỏi về sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp |