Hoa nhài được chọn chiếu mở màn Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội chiều 8/11, thu hút sự chú ý của giới chuyên môn. Phòng chiếu kín chỗ, nhiều người phải ngồi ở lối đi đ❀ể theo dõi. Ban tổ chức sau đó mở thêm một phòng chiếu khác nhằm phục vụ nhu cầu khán giả.
Trên sân khấu, đạo diễn Đặng Nhật Minh nói: "Cảm ơn anh em tro👍ng đoàn làm phim, bạn bè trong nước, ngoài nước, người thân trong gia đình đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ thiết thực trong lúc khó khăn. Nếu không có sự giúp đỡ to lớn đó của mọi người, không thể nào có được bộ phim này".
Phim chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của đạo diễn, xoay quanh thân phận, mối quan hệ của những người sống và mưu sinh tại Hà Nội. Đó là cậu bé Đức từ quê ra thủ đô đánh giày kiếm tiền chữa bệnh cho m🎶ẹ. Đức sau đó được nhiều người giúp đỡ, cho đi học nghề, trở thành đầu bếp với tương lai xán lạn. Vợ chồng ông cắt tóc có nhà nằm trong diện giải tỏa, các con đòi chia tài sản. Thầy giáo dạy nhạc hết lòng với các học sinh khiếm thị. Cô gái nghe ꧋lời mai mối, lấy ông Việt kiều để đổi đời.
Đạo diễn cho biết làm dự án kinh phí thấp về người Hà Nội, trong bối cả🐟nh thành phố đã trải qua nhiều đổi thay, khi dòng người tứ xứ đổ về ngày càng nhiều. Tình tiết trong phim là những câu chuyện mà đạo diễn chứng kiến ngoài đời thực, tại khu phố Lò Đúc nơi ông sốnꦓg. Đặng Nhật Minh muốn gửi gắm thông điệp về tình người ở Hà Nội đâu đó vẫn còn nguyên vẹn.
Đạo diễn vượt nhiều khó khăn để thực hiện bộ phim cuối cùng. Tác phẩm do hãng phim Khánh An ở Huế sản xuất, khởi quay từ năm 2019, khi ông 81 tuổi. Đặng Nhật Minh cho biết đại diện hãng thấy ông lâu không làm phim nên mở lời đề nghị. Tuy nhiên, êkíp gặp khó khăn vì kinh phí eo hẹp khi các nhà đầu tư đọc kịch bản xong thì lắc đầu, nhà nước cũng không rót vốn. Sau đó, ông và bà Lê Cẩm Tế - chủ tịch hội đồng quản trị công ty - quyết định hùn vốn, mỗi người một nửa. Ngoài ra, các con ông, bạn bè trong và ngoài nước đóng góp hỗ trợ♓.
Đạo diễn mời các thành viên của Hãng phim truyện số 4 Thụy Khuê - những người từng cộng tác với ông, hiện không có việc làm do hãng phim cổ phần hóa - tham gia êkíp. Trên phim trường, ông thường ngồi một chỗ giám sát hình ảnh qua monitor, nếu cần chỉnh sửa, ông sẽ nhờ đội ngũ trợ lý, phó đạo diễn 𝓰giúp đỡ. "Quan trọng là cái đầu đạo diễn phải tỉnh táo", ông nói.
Phim quay trong một tháng thì hoàn thà🌞nh. Sau đó, kinh phí hết, Covid-19 bùng phát, dự án phải "đắp chiếu", êkíp giải tán. Bởi thế, phần hậu kỳ kéo dài trong hơn ba năm theo phương châm "có tiền đến đâu làm đến đó". Đặng Nhật Minh cho biết nhiều người giúp sức dựng phim mà không đòi hỏi thù lao như chuyên viên dựng phim Hoàng Khánh Linh - đồng hành từ những ngày đầu bấm máy, chuyên viên định màu phim người Italy hay nhạc sĩ người Mỹ gốc Nhật Chihara...
"Phim này không phải quay để kiếm tiền mà mọi người thương tôi, tạo điều kiện cho tôi thỏa mãn đam mê lúc tuổi già. Dù có nhiều hạn chế vì kinh p🅘hí eo hẹp, chúng tôi không chịu ràng buộc hay bất kỳ áp lực nào, thậm chí kể cả thời hạn hoàn thành phim", ông nói.
Đạo diễn cho biết thực hiện theo phong cách tối giản, giống các tác phẩm kinh phí thấp của điện ảnh Iran mà ông yêu thích. Ông c𒀰họn cách kể chuyện đan xen từng lát cắt nhân vật khiến phim bị dàn trải, đôi chỗ thiếu logic. Nhiều cảnh dông dài, mất vài phút chỉ để miêu tả một hành động đơn giản, đôi chỗ lại cắt cảnh đột ngột. Tình tiết thầy giáo ngất xỉu phải nhập viện, các con ông cắt tóc tranh giành tài sản... được đưa vào để📖 tạo kịch tính nhưng giải quyết đơn giản, chóng vánh. Diễn xuất của các diễn viên dừng ở mức tròn vai.
Sau buổi cᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhiếu, Đặng Nhật Minh xúc động nhận được nhiều động viên từ bạn bè, giới chuyên môn. "Phim nào cũng có người khen, n🧔gười chê, đó là chuyện thường tình. Quan trọng là phim đã được ra mắt khán giả. Ở tuổi này, được làm phim là tôi hạnh phúc, những thứ khác không quan trọng", ông nói.
Đặng Nhật Minh sinh năm 1938 tại Huế, là con trai của giáo sư Đặng Văn Ngữ. Ông ghi dấu với loạt phim Bao giờ cho đến tháng 10, Mùa ổi, Thương nhớ đồng quê, Cô gái trên sông, Đừng đốt... Ông được vinh danh tại nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: giải Thành tựu trọn đời vì những cống hiến xuất sắc cho điện ảnh châu Á tại Liên hoan phim quốc tế Gwangju 2005, Giải thưởng Điện ✱ảnh Hòa bình Kim Daejung năm 2ꦅ013...
Ông được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân năm 1993 và nhận Huân chương Lao động hạng nhất năm 1998. Năm 2007, đạo diễn nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh cho các tác phẩm: Thị xã trong tầm tay, Bao giờ cho đến tháng 10, Hà Nội mùa đông năm 46 và Mùa ổi. Ông từng là chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam.
Hiểu Nhân