Soái hạm lớp Hamilton của hải quân Philippines. Video: Bộ Quốc phòng Philippines.
"Hải quân Philippines cần được nâng cấp đáng kể tiềm lực để bảo vệ chủ quyền lãnh hải vì chúng ta là một quốc đảo. Với lực lượng hải quân yếu như hiện nay, chúng ta không thể làm được điều đó", SCMP dẫn lời phó đô đốc Robert Empedrไad, tư lệnh hải quân Philippines, phát biểu hồi giữa tháng 5.
Philippines đang sở hữu một trong những lực lượng hải quân yếu kém nhất Đông Nam Á, khiến nước này khó lòng đối chọi với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông. "Với hơn 7.600 hòn đảo, đường bờ biển dà𒉰i thứ 5 thế giới và lãnh hải rộng gấp 7 lần lãnh thổ, Philippines đáng lẽ phải là một cường quốc hải quân lớn", phó đô đốc Empedrad khẳng định.
Sau Thế chiến II, hải quân Philippines được xếp vào diện mạnh nhất châu Á. Tuy nhiên, lực lượng này đã suy yếu rõ rệt trong 60 năm qua, do các đời chính quyền chỉ tập trung vào các thách thức an ninh trong nước, dồn trách nhiệm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài cho đồng minh Mỹ.
Khi chính phủ Philippines ra lệnh đóng cửa sân bay Clark và quân cảng Subic, hai căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại châu Á, vào thập niên 1990, hải quân Philippines gần như mất đi lá chắn thường trực.
"Nhiều quốc gia trong khu vực đã nâng cấp tiềm lực tác chiến trên biển từ lâu,⛄ trong khi hải quân Philippines dần trở nên lỗi thời", phó đô đốc Empedrad thừa nhận trong lễ kỷ niệm 120 năm thành lập lực lượng này.
Năm 20꧟06, hải quân Philippines bắt đầu theo đuổi kế hoạch để trở thành một▨ lực lượng "mạnh và có uy lực" trước năm 2020, thông qua việc hiện đại hóa trang thiết bị và tăng cường huấn luyện binh sĩ.
Dười thời cựu tổng thống Benigno Aquino, quân đội Philippines bắt đầu ꦬmua sắm trang bị mới cho hải quân như trực thăng hạng nhẹ AW-109 của Italy, tàu tuần tra lớp Hamilton của Tuần duyên Mỹ hay xuồng tấn công tốc độ cao đa nhiệm (MPAC).
Tuy nhiên, những khí tài này vẫn không đủ sức đối đầu 𝄹với Trung Quốc khi nước này bắt đầu tăng cường hoạt động thực thi yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông, trong đó có tranh chấp tại bãi cạn Scarborough. Sau khi Manila gửi đơn kiện lên Tòa trọng tài quốc tế vào năm 2013, Bắc Kinh tiếp t🤡ục đẩy mạnh việc cải tạo trái phép các thực thể trên Biển Đông.
Trong hai tháng gần đây, Trung Quốc liên tục có những động thái quân sự hóa trên Biển Đông như triển khai tên lửa chống hạm, phòng không và tổ hợp gây nhiễu tới đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như diễn💛 tập cất hạ cánh chớp nhoáng bằng oanh tạc cơ chiến lược H-6K tại đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.
Phó đô đốc Empedrad cho biết Manila đan𒐪g hành động để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển như mua 5 máy bay tuần thám TC-90 từ Nhật Bản, cũng như trang bị tên lửa chống tăng Spike-ER với tầm bắn 8 km cho các xuồng MPAC. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn chưa có tàu chiến trang bị tên lửa chống hạm và phòng không, cũng như các tổ hợp tên lửa bờ.
Philippines cũng dự kiến nhận bàn giao một tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Pohang từ Hàn Quốc vào cuối năm nay và có thể biên chế hai trực thăng chống ngầm được trang bị ng🉐ư lôi và hai hộ vệ hạm trong giai đoạn 2019-2020.
Dù khen ngợi quá trình ﷽hi♍ện đại hóa, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez cho rằng Manila cần phải nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ chủ quyền trước Bắc Kinh.