Lao động Nhật Bản theo chủ nghĩa tuân thủ, áp lực phải hy sinh vì công việc. Họ thường chỉ nghỉ phép nếu đồng nghiệp cũng không làm việc - thường là dịp năm mới hoặc lễ Bon trong mùa hè - để không bị báo cuộc là vô trách nhiệm hoặc vô tâm. Kanako Ogino, Chủ tịch tập đoàn về dịch vụ giải trí NS Group trụ sở tại Tokyo, thừa nhận "quan niệm ở Nhật là bạn càng làm nhiều giờ, càng༒ làm thêm mà không cần trả lương thì càng tuyệt".
Làm việc nhiều giờ ở nước này là điều bình thường. 85% người sử dụng lao động báo cáo cho 𝓀nhân viên nghỉ 2 ngày một tuần và có những hạn chế pháp lý về giờ làm thêm được đàm phán với công đoàn và nêu chi tiết trong hợp đồng.
Nhưng thực tế một số người Nhật vẫn làm ngoài giờ không lương để hoàn tất công việc. Báo ཧcáo gần đây của chính phủ về "karoshi", thuật ngữ chỉ "tử vong do làm việc quá sức", cho biết có ít nhất 54 trường hợp như vậy mỗi năm.
Tim Craig, tác giả của cuốn sách có tên "Cool Japan: Case Studies from Japan’s Cultural and Creative Industries" nhận định lao động Nhật "nghiêm túc, tận tâm và chăm chỉ". Họ có🐓 xu hướng coi trọng mối quan hệ với đồng nghiệp và hình thành mối liên kết với công ty. "Công việc là vấn đề lớn ở đây", Tim Craig, từng giảng dạy tại Trường Kinh doanh Doshisha và là Nhà sáng lập công ty biên tập và dịch thuật BlueSky Academic Services cho biết.
Năm 2021, lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản b♈ày tỏ ủng hộ với tuần làm việc ngắn hơn, sau khi các nhà lập pháp tán thành ý tưởng này. Tuy nhiên, ý tưởng này đến nay vẫn chưa được đại đa số chấp nhận.꧋ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết chỉ khoảng 8% công ty ở Nhật Bản cho phép nhân viên nghỉ 3 ngày trở lên mỗi tuần, trong khi 7% cho phép nhân viên nghỉ một ngày theo quy định của pháp luật.
Với hy vọng thu hút nhiều người tham gia hơn, đặc biệt là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính phủ phát động chiến dịch "hatarakikata kaikaku", nghĩa là "đổi mới cách chúng ta làm việc". Mục tiêu là thúc đẩ♑y giờ làm việc ngắn hơn, giới hạn làm thêm giờ, chế độ nghỉ phép có lương và các lựa chọn linh ℱhoạt khác.
Bộ Lao động gần đây bắt đầu cung cấp tư vấn miễn phí, trợ cấp và truyền thông các câu chuyện thành công củaꦉ chiến dịch để thu hút sự quan 🙈tâm. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 3 công ty đề nghị được tư vấn. Hay như Panasonic Holdings cho phép đăng ký lịch trình làm việc 4 ngày mỗi tuần nhưng chỉ 150 trong tổng số 63.000 lao động của tập đoàn chọn cách làm việc này.
Giới chức Nhậ﷽t Bản coi việc vận động thay đổi tư duy làm việc rất quan trọng để duy 🌞trì lực lượng lao động khả thi trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm mạnh. Theo chính phủ, với tốc độ hiện tại, dân số trong độ tuổi lao động dự kiến giảm 40% xuống còn 45 triệu người vào năm 2065, từ mức 74 triệu người hiện tại. Một phần lý do là văn hóa mọi người quá tập trung vào công việc.
Những người ủng hộ mô hình nghỉ 3 ngày cho biết nó khuyến khích người nuôi con, chăm sóc người thân lớn tuổi có thể thu xếp cuộc sống tốt hơn. Akiko Yokohama, làm việc tại công ty công nghệ Spelldata trụ sở tại Tokyo, được ngh💟ỉ vào thứ Tư cùng với thứ Bảy và 🧔Chủ nhật.
Nhờ vậy, cô có thời gian đi làm tóc, hẹn hò hoặc mua sắm. "Th꧂ật khó khăn khi bạn không khỏe để tiếp tục làm việc trong 5 ngày liên tiếp. Thời gian còn lại cho phép bạn hồi phục hoặc đi khám bác sĩ. Về mặt cảm xúc, điều đó ít căng thẳng hơn", Yokohama cho biết. Chồng cô là môi giới bất động sản, cũng được nghỉ vào thứ Tư nhưng làm việc vào cuối tuần. Với lịch nghỉ này, gia đình Yokohama có thể đi chơi giữa tuần trong lúc con cái vẫn đến trường.
Ngược lại, những người chỉ trích cuộc vận động làm việc 4 ngày một tuần cho🌠 rằng trên thực tế, những người được áp dụ😼ng lịch trình này thường vẫn phải làm việc nhiều như cũ nhưng lương thấp hơn.
Tuy nhiên, có thể xu hướng làm việc 4 ngày sẽ dần được chấp nhận. Khảo sát của công ty nghiên cứu và tư vấn Gallup (Mỹ) về mức độ gắn kết của nhân viên xếp Nhật Bản thuộc nhóm thấp nhất. Trong k🍒ết quả gần nhất, chỉ 6% người Nhật mô tả họ cảm thấy gắn kết với công việc, so với mức trung bình toàn cầu là 23%.
Điều này có nghĩa là chỉ có một tỷ lệ tương đối nhỏ người lao động Nhật Bản cảm thấy họ thực sự muốn lao động miệt mài vì đam mê cô🅰ng việc. Dù vậy, họ vẫn làm rất nhiều giờ và không ít kiến vì việc khẳng định nhu cầu cá nhân thường bị coi là không phù hợp ở Nhật Bản, nơi mọi người ta mong đợi sự hy sinh vì lợi ích chung, theo Kanako Ogino của NS Group.
Để tăng gắn kết thật sự, công ty của bà Kanako Ogino cung cấp 30 lịch trình làm việc khác nhau, bao gồm cả tuần làm việc bốn ngày và cho phép nhân viên nghỉ dài hạn giữa các đợt làm việc. Để đảm bảo không nhân viên nào của NS Group cảm thấy bị thiệt thòi khi chọn một lịch trình làm việc thay thế, Ogino hỏi ý kiến từng nhân viên trong 4.000 người 🧜hai lần mỗi năm về cách họ muốn làm việc.
Một số tên tuổi khác như Fast Retailing - sở hữu Uniqlo, Theory, J Brand, công ty dược phẩm Shionogi & Co và các công ty điện tử như Ricoh Co. và Hitachi cũng bắt đầu cung cấp lựa chọn tuần làm việc bốn ngày trong những năm🅘 gần đây.
Xu hướng thậm chí thu hút sự chú ý trong ngành tài chính, vốn nổi tiếng làm nhiều. Công ty môi giới SMBC Nikko Securities bắt đầu cho phép nhân viên làm việc 4 nꦡꦜgày một tuần vào năm 2020. Ngân hàng khổng lồ Mizuho Financial Group cung cấp tùy chọn lịch làm việc 3 ngày.
Phiên An (theo AP)