Thật khó để từ chối khi chỉ cần ngồi yên 15 phút, du khách sẽ nhận về một bức chân dung tuyệ෴t đẹp của chính mình. Trên bờ nam sông Hương dài khoả𒁃ng 400 m, có tới 2 cái gallery mini như thế. Với nét cọ phóng khoáng, những nghệ sĩ lang thang chinh phục được cả khách hàng khó tính nhất.
Đến từ đoàn nghệ thuật Hội đồng Anh, họa sĩ trẻ Trần Hồng Nhật mỗi ngày vẽ tới cả trăm bức ಌchân dung. Vậy nhưng anh bảo, càng vẽ càng hăng, không hề có cảm giác mệt mỏi cho 🎉tới khi dừng nét cọ cuối cùng, đứng lên rồi mới thấy thân xác rã rời từng khúc. Thời gian cho mỗi bức họa khoảng từ 5 đến 15 phút, tùy theo cảm hứng. Cũng theo lời anh, một bức chân dung đẹp chính là khi người mẫu có duyên ngầm. Nếu là nam, gương mặt phải có nét góc cạnh, với phụ nữ, đó là vẻ mặn mà toát lên từ phong thái. “Có những người nhìn ban đầu tôi rất thích vì họ đẹp, nhưng càng vẽ càng chán, thấy họ chẳng khác nào manơcanh”, anh cho biết.
Họa sĩ Trần Hồng N🦹hật vẽ chân dung trên đường phố. |
Mới tốt nghiệp trường Nghệ thuật Huế một❀ năm, nhưng Hồng Nhật đã tham gia họat động vẽ tranh đường phố ngay từ festival đầu tiên. Anh tâm sự, nhiều khi tiền chi cho những lần đi thế này đều tự thân vận động, nhưng với anh vật chất không phải là mục tiêu, mà cái được lớn nhất chính là kinh nghiệm "tác chiến". Ngay từ khi lựa chọn, Nhật đã xác định có rất ít người hiểu đúng và trân trọng môn nghệ thuật còn non trẻ tại Việt Nam này. Anh bảo, từ “đường phố” đã vô tình gây cho người khác cảm giác về sự “bèo bọt” khi so sánh với không gian nghệ thuật nói chung. Nhật thanh minh rằng, bản thân "street art" là nét văn hóa ứng xử tinh tế bên trong chứ không lộ liễu ra ngoài. Ngay cả với người đạp xích lô, đó cũng là nét văn hóa, và yếu tố ấy mới quan trọng chứ không "bèo" như mọi người vẫn nghĩ. Tuy thế, Hồng Nhật không buồn bởi anh tin thời gian sẽ trả lời những gì công chúng còn chưa rõ. Nhật tâm sự, niềm vui ngời lên trong ánh mắt mỗi người khi cầm trên tay bức chân dung do anh vẽ chính là động lực níu anh trụ lại với đam mê này.
Tự hào khoe phong cách của mình là “nghệ thuật hành vi”, Hồng Nhật giải thích, anh vẽ theo cảm xúc và độ thăng hoa, để rồi những đường nét gặp nhau, tụ hội ở điểm chung một cách tự nhiên chứ không bó buộc theo quy tắc mảng miếng trong hội họa. “Như thế nghĩa là anh phá vỡ bài bản?”. Nhật bảo, chính những người vẽ theo quy tắc mới phá vỡ quá khứ. Thần tượng Leonardo Da Vinci, Nhật đi theo con đường “sáng tạo không giới hạn” của thiên tài hội họa này. Anh cũng khẳng định, để có được sự phóng khoáng trong nét cọ và cảm xúc, họa sĩ đã vượt q🐈ua cái giới hạn gọi là quy tắc. Vẽ như không vẽ, với anh, đó mới﷽ là nghệ thuật đích thực.
Âm nhạc đường phố
Ban nhạc đường phố đang biểu diễn.
Ở cuối đường Nguyễn Đình Chiểu, bên bờ sông Hương, khách qua đây không thể không dừng chân lắng nghe những giai điệu du dương, dìu dặt của nhóm nghệ sĩ tài hoa. Kết hợp âm nhạc dân gian với đương đại tưởng như chóe tai, vậy mà dưới sự tung hứng ăn ý của nhóm nhạc đường phố, những Triệu bông hồng, Hà Nội mùa vắng cơn mưa, Qua cầu gió bay… trở nên ngọt ngào, mềm mượt đến tuyệt vời. Trống cơm, nhị, mandolin, violon, kèn basson… những nhạc cụ có vẻ đối lập, giờ lại đứng bên nhau, hòa vào nhau làm nên những âm hưởngℱ mượt mà.
Ban nhạc đường phố với 7 người, hầu hết đều là dân nhạc chuyên nghiệp. Chơi trống là anh Ba, thày giáo dạy nhạc trường Nghệ thuậ🌼t Huế. Hai tay guitar Hòa và Chương, vẫn thường trút đam mê trên những sân khấu lớn ở cố đô. Anh Ban, người khiến du khách ngất ngây bởi tài kéo violon, đang là giảng viên thanh nhạc. Cây kèn trầm basson được thể hiện dưới tài nghệ của anh Triệu, người mỗi ngày vẫn đứng bục giảng về âm nhạc Tây phương. Anh Thắng chơi mandolin từ những ngày còn bé xíu. Còn anh 💮Yên, người có biệt tài đàn tranh khiến bao trái tim say mê. Dù mỗi ngày phải lo cơm áo gạo tiền, nhưng bất cứ khi nào có dịp, 7 nghệ sĩ đường phố lại tụ họp, chơi những bản nhạc yêu thích ngay trên hè đường mà chẳng vì điều gì, chỉ đơn giản là để thỏa niềm say mê. Anh Ban bảo, dù mỗi nhạc cụ mang âm sắc riêng biệt, nhưng ở cung bậc chung, Đông hay Tây đều sẽ gặp nhau ở một điểm, đó là sự thăng hoa của nốt nhạc. Tất nhiên để có được điều này, sự ăn ý của mỗi nghệ sĩ là yếu tố quyết định.
Sắp đặt tượng người bên bờ sông Hương. |
Nghệ thuật graffiti
Ngay ở cổng ra vào, một♔ bức graffiti lớn với đường nét sắc sảo, màu sắc hài hòa đã thu hút nhiều du khách ngắm nhìn. Tác phẩm ấy thu🎉ộc về anh em nhà Linh.
Từ Hà Nội vào Huế tham gওia Festival, anh em Nguyễn Hoài Linh chỉ mang theo đồ nghề là 2 thùng sơn. Mê nghệ thuật graffiti từ khi biết đến Internet, Linh quyết tâm theo đuổi dù gặp không ít khó khăn. Bản chất c✱ủa graffiti là nghệ thuật vẽ đường phố, trên những bức tường trắng. Phát triển ở phương Tây từ khá lâu, nhưng tại Việt Nam, vẽ lên tường bị coi là hành vi làm mất trật tự công cộng, vì thế không ít lần, Linh bị đuổi chạy văng dép khi đang mải mê với hộp sơn trên bức tường nhà người khác. Nhưng vì yêu, Linh bất chấp sự ngăn cản, và quyết tâm lập ra nhóm chơi graffiti, đặt tên là Street Jockey. Nhóm của Linh từ chỗ chỉ gồm 2 người giờ đã lên tới con số 16, nhiều tuổi nhất là Linh, sinh năm 1983, còn lại đều đang học trung học.
Ban đầu, nhóm Linh thường bắt chước những tác phẩm nước ngoài mà họ sưu tầm được qua Internet. Về sau, với vốn hiểu biết và tinh thần sáng tạo, Street Jockey đã định hình phong cách riêng, khá ấn tượng. Theo hiểu biết của Linh, thì một bức tranh tường đẹp phải hội tụ được h🍷ai yếu tố: hình khối phù hợp và màu sắc nổi bật. Mỗi đường phun sơn dù cong hay thẳng đều phải thật sắc nét, phối màu hợp lý. Ngoài r﷽a, chiều sâu trong mỗi bức vẽ graffiti cũng tạo thích thú cho người xem, giống như phong cách trừu tượng trong hội họa vậy.
Giờ đây, vừa nuôi đam mê, Street Jockey vừa phải tìm cách thuyết phục để graffiti sớm trở thành môn nghệ thuật hợp pháp. Vẽ thật đẹp những tác phẩm graffiti để chứng minh rằng nghệ thuật vẽ đường phố hoàn toàn có ích là ไmột trong những cách mà nhóm c🥂ủa Linh đang áp dụng. Hiện tại, nhóm đã có kha khá hợp đồng, hầu hết là ở các quán cà phê, quán bar muốn sở hữu design độc đáo. Và để những bức vẽ đạt chất lượng tốt nhất, Linh thường sử dụng loại sơn xịn, khá tốn kém. “Đã đam mê thì đừng tính toán”, Linh bảo thế, và cười lớn để khẳng định, mình đích thực là một "Spray Can Addict" (kẻ đam mê phun sơn).
Bài, ảnh: Phong Trầm