Đang trong mùa cưới, Quốc🧸 Huy - kỹ sư điện trong một khu công nghiệp ở Bắc Ninh đi đám cưới như cơm bữa. Huy liệt kê trong tháng 11 đã đi 18 đám cưới. Sang tháng 12, Huy cũng nhận xấp xỉ ngần ấy lời mời. Điều Huy muốn chia sẻ là anh thấy được sức mạnh và tính phổ biến ngày càng tăng của Facebook, lan ra cả việc mời cưới hỏi. Chỉ tính riêng 3 tháng mùa đông năm nay, Huy đã đi không dưới 50 đám cưới, trong đó có gần một nửa là được mời qua Facebook, 3/4 trong số này anh cũng biết được thông tin cưới qua mạng xã hội.
"Nhờ tính năng kết nối ưu việt của Facebook mà những người mình chỉ quen sơ sơ, đi đá bóng với nhau đ💝ược một trận hay những người là bạn của bạn của bạn, gặp nhau trong một lần đi đám cưới chung cũng nhận được lời mời... Tất cả chỉ vì có tính năng 'tag' (gắn, thêm bạn)", Huy nói.
Anh dẫn ví dụ, một người bạn mới quen của anh đã gắn tất thảy 134 bạn bè vào lời mời cưới, làm cho lời mời cưới kéo dài mấy chục dòng. "Không chỉ tôi mà một số người khác còꦗn bị gắn nhầm vào danh sách mời cưới. Cô bạn thân của tôi gắn tên thằng Tuấn học cùng lớp đại học vào thiếp mời cưới, hóa 🐽ra lại gắn một anh Tuấn chỉ quen sơ, chỉ đến khi qua bàn ăn chào khách nó mới vỡ lẽ là đã bỏ sót mất thằng bạn thân", Huy bổ sung.
Tương tự, chị Thanh Ngọc, 28 tuổi, một cô giáo cấp 2, cho biết trong nă🦋m nay cũng nhận được vài lời mời cưới qua Facebook. Trong đó, có người chu đáo đã gửi thiếp hay gọi điện thoại, lại còn gửi thêm lời mời cưới qua mạng xã hội. Nhưng có người chỉ gắn bạn bè vào một lời mời online đi kèm danh sách rất nhiều người khác.
"Tôi dị ứng với cách mời này, bởi lời mời trên mạng xã hội chỉ mang tí𝐆nh thông báo, không có vẻ gì là chân thành. Một người bạn của tôi cùng lúc gắn cả trăm người khác vào danh sách với nội đung cơ bản là 'ngày nọ, ngày kia tớ cưới, mời các bạn đến dự....' rồi đi kèm danh sách bạn bè, còn không thèm nói địa chỉ nhà ở đâu để bạn bè đến. Nói thật dù vẫn đi đám cưới nhưng tôi không thích kiểu này", Ngọc chia sẻ.
Theo Ngọc, ngoài thiếu sự chân thành trong lời mời, cꦜách mời cưới qua trang mạng cò🌱n chứng tỏ cô dâu, chú rể không tôn trọng chính mình. Đám cưới là một sự kiện trọng đại với mỗi người, nhưng cách mời qua loa thể hiện sự không chuẩn bị, không kỳ vọng vào hôn nhân.
Trái lại, một số bạn xem những lời mời qua Facebook là bình thường và không câu nệ mời cưới dưới hình thức nào. Chị Tâm - 30 tuổi, làm trong một công ty thực phẩm bộc bꦬạch: "Giờ là thời thế giới phẳng, ai hơi sức đâu mà đi gửi thiếp đến tay từng khách mời. Mất thời gian, công việc, sức lực của cả đôi bên".
Tiếp tục, chị Tâm nói, vào ngày cưới cô dâu chú rể phải lo rất nhiều việc, nhờ có Facebook mà khâu đi mời khách được tối giản hóa. Cô dâu, chú rể chỉ cần đăng thiệp mời rồi gắn tên những người cần mời. Ngay sau đó sẽ có💖 cả trăm bình luận phía dưới của bạn bè nói rõ có đi được hay không đi được.
"Với tôi giờ người bạn nào chuyển thiếp mời tôi còn thấy là cổ hủ ấy chứ. Mỗi thời mỗi khác, mà con người chúng ta thì luôn tiếp cận đến những cái tiện dụng. Không🔜 chỉ ủng hộ mà tôi còn khuyên những người bạn mình bỏ luôn cả thiếp mời, điện thoại đi đỡ lằng nhằng được người nọ mất người kia", chị Tâm nói.
Có cách nhìn khác lạ, chị Tâm còn cho rằng cái hay của việc mời cưới bằng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là giải quyết được khó xử của người mời và người được mời. Chị phân tích, khi mời qua mạng những người được mời sẽ đỡ thấy áp lực khi phải lo đi đám cưới, tiền mừng nếu không đi. Người mời cũng tránh được ꦰviệc này vì vốn dĩ họ chỉ muốn bạn bè đến chia vui, không câu nệ quà cáp. Điều này trái ngược với cách mời truyền thống kiểu đưa thiếp tận tay làm ai cũng thấy bị áp lực, không thể không có quà.
Rút bài học từ chính mình trong việc mời cưới qua Facebook, anh Bình (26 tuổi, làm quản lý trong một khách sạn trên đường Trần Duy Hưng) chia sẻ, mời cưới qua Facebook có những ưu điểm nhưng cũng nhiều nhược điểm. Điều quan trọng là phải thận trọng, khéo l🐟éo.
"Một số bạn của tôi mời cưới qua Facebook mắc lỗi lớn là chỉ là lời mời suông, không đủ chân thành, hay tag quá nhiều người vào lời mời hoặc quên không mời ai đó làm họ phật lòng. Vì không gọi điện lại khẳng định ⛄sự tham gia của bạn bè nên bị lãng phí đồ ăn", anh Bình chia sẻ.
Vậy là trong đám cưới của mình, Bình đặt một thiệp cưới online, kèm theo một lời mời cưới chân thành, ngắn gọn nhưng sâu sắc về quá trình yêu nhau của anh và vợ, có chi tiết địa điểm tổ chức hôn lễ. Sau đó, anh gửi nội dung đó cho từng người chứ khôಌng gắn tất cả bạn bè vào một.
Anh cũng đăng một thông báo về việc mình sắp kết hôn lên dòng thời gian của mình để tất cả bạn bè gần xa, cũ mới đều biết. Bình còn gọi điện lại cho một số bạn khẳng định sự tham gia của họ. Với người lớn, Bình ﷽gửi thiếp mời.
"Nếu không khéo 𓃲có khi một lời mời mà làm mất đi bạn bè ấy chứ. Cho nên theo tôi lời mời trên Facebook dù tꦕốt nhưng nhiều khi cũng không thay thế được những cuộc điện thoại hay thiếp mời", Bình chốt lại.
Theo chuyên gia tâm lý Văn Thanh Sĩ - Tổng đài 1088, việc mời cưới qua Facebook là trào lưu phổ biến hiện nay.
Chuyên gia phân tích, trong quan niệm truyền thống của người Á Đông, lời mời cưới luôn phải đi kèm thiếp mời, thể hiện sự trân trọng với người được tham gia. Tuy nhiên hiện nay ngoài cách mời truyền thống còn có lời🥂 mời cưới qua điện thoại ෴(người bận rộn, bạn bè xa), mời qua tin nhắn, thư điện tử, qua Facebook (phổ biến trong giới trẻ, người dùng công nghệ).
"Một người bạn thân của tôi viết một status trên mạng xã hội về ngày cưới của anhꦦ ấy, đồng thời gắn cả bạn bè thân và xã giao vào. Tôi đã gặp người bạn này và phàn nàn cách làm của anh kỳ cục thì anh giải thích lời mời cưới trên mạng đơn giản chỉ là một lời chia sẻ, báo hỉ để tất cả bạn bè biết mà chia vui với anh ấy (ý nghĩa là chia vui trên Facebook). Còn những người được tham dự hôn lễ dĩ nhiên anh ấy sẽ lên danh sách, có giấy mời hoặc gọi điện", chuyên gia Văn Thanh Sĩ chia sẻ.
Vậy nên, việc có những phàn nàn về cách thức mời cưới này chủ yếu xuất phát từ người được mời, do họ không hiểu được quan điểm của cô dâu, chú rể. "Nếu nhận được t🗹ag vào một lời mời cưới trên Facebook, bạn chỉ cần chúc mừng cô dâu chú rể là được, không nên câu nệ chuyện đi hay khôไng đi đám cưới", chuyên gia nói.
Xét từ phía các cô dâu, chú rể, chuyên gia cũng khuyên tuy là lời mời cưới online nhưng cũng cần thể hiện sự trân trọng sự kiện trọng đại của mình bằng ngôn ngữ, hình ảnh sâu sắc. Đừng nên chỉ viết một vài dòng hay tung một bức ản𓂃h lên Facebook rồi gắn tất thảy bạn bè vào màಌ quên đi việc cần thiết là nên gọi điện hay đưa thiệp tận tay.
Phan Dương