Hiện nay vấn đề nợ xấu đang rất nhức nhối trong cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế Việt Nanm nói chung. Nó đang kìm hãm sự lưu thông của đồng tiền trên thị trường. Ngân hàng đang thừa tiền và muốn cho🎀 doanh nghiệp vay nhưng doanh 💛nghiệp thì lại không thể vay được vì còn đang mắc các khoản nợ chưa trả được.
Không chủ nợ nào muốn cho con nợ của mình vay tiếp khi mà nợ cũ đòi mãi vẫn không trả được. Đó cũng là lẽ dễ hiểu. Hiện tại chỉ cần khơi thông luồng tiền các doanh nghiệp đang gặp khó khăn sẽ được tiếp thêm sức để tiếp tục kinh doanh và sản xuất, như vậy thì ngân hàng cũng có thêm lợi nhuận vì đã mang tiền ra được khỏi két sắt của mình. Doanh nghiệp sống đồng nghĩa với việc ngân hàng cũng sống.
Bài toán giải quyết nợ xấu chúng ta bàn đã lâu nhưng chưa có một quyết định cụ thể nà𝄹o được đưa ra. Có ý kiến cho rằng Nhà nước phải có biện pháp xử lý nợ xấu để giải cứu cho nền kinh tế, đặc biệt là giải cứu doanh nghiệp đang ꦚvô cùng khốn đốn.
Ý kiến khác lại cho rằng nợ xấu là do ngân🍒 hàng tự gây ra thì ngân hàng phải tự tìm cách giải quyết, sao Nhà nước phải tìm cách giải quyết nợ xấu giúp ngân hàn♛g?
Quan điểm của tôi cho rằng nợ xấu không hoàn toàn do ngân hàng gây ra, về một khía cạnh nào đó thì ngân hàng cũng là một nạn nhân, một nhân vật trong một kịch bản nền kinh tế. Nguồn gốc sâu xa của nợ xấu chính là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, 2009 và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô với chính sách tiền tệ mở rộng quá mức trong vài năm vừa qua.
Giải quyết nợ xấu không phải chỉ là để cứu ngân hàng, mà là một biện pháp để vực dậy nền kinh tế, giải cứu các danh nghiệp đang “thoi thóp” từng giờ. Trước khi đưa ra một biện pháp để giải quyết một vấn đề nào đó, chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân sâu xa của vấn đề đó. Có như vậy thì các biện pháp mới phát huy được đầy đủ tác dụng và có tính bền vững.
Với vấn đề nợ xấu chúng ta có thể xem xét ba biện pháp xử lý sau đây: thứ nhất là NHNN sẽ bơm một lượng tiền cho các ngân hàng thương mại. Đây là cách nhanh nhất nhưng tiềm tàn✅g rủi ro liệu số tiền đó có đến được đúng địa chỉ cần tiền không, hay nó lại chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó.
Cách thứ hai là thành lập công ty mua bán nợ xấu do Chính phủ quản lý. Cách thứ ba, Bộ Tài chính đã có công ty mua bán nợ và nợ xấu hiện nay nên giao cho công ty mua bán nợ này thực hiện.
Theo tôi chúng ta nên chọn theo cách thứ hai, tức là thành lập công ty mua bán nợ xấu do Chính phủ q🎐uản lý, với những nguyên tắc hoạt động riêng biệt. Chính p💛hủ sẽ sử dụng sức mạnh của mình để quản lý và điều hành công ty mua bán nợ xấu này.
Để đảm bảo tính hiệu quả của công ty này, Nhà nước phải có những quy chế cụ thể, cơ chế hoạt động minh bạch và đặc biệt phải có sự giám sát, quản lý chặt chẽ thường xuyên.
Với sự nỗ lực quyết tâm và sự đồng thuận của cả xã hội, tôi tin rằng bài toán giải quyết nợ xấu sẽ sớm có đáp án, khơi thông được dòng tiền, giúp các doanh nghiệp và ngân hàng tìm được tiếng nói chung, góp phần vực dậy nền kinh tế Việt Nam.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh