Sau bài viết Nỗi lo học sinh lệch chuẩn vì giáo viên tiếng Anh phát âm saꩵi độc giả Lê Khánh Trung cho rằng nhiều người giao tiếp không tốt thế là đâm ra hạ thấp tầm quan trọng của việc phát âm: Văn phạm giỏi không có nghĩa là bạn sẽ giao tiếp giỏi vì bạn chỉ quen mặt chữ thôi còn đọc như thế n💧ào cho đúng là một chuyện khác.
Khi bạn phát âm sai thì bạn sẽ lấy cái chuẩn phát âm sai của chính mình để áp dụng trong việc lắng nghe (listening) và dĩ nhiên khi người đối diện phát âm chuẩn, không giống với cách phát âm sai của bạn, thì bạn không thể nào hiểu được họ đang nói gì. Và ngược lại, khi bạn phát âm sai thì họ cũng không hiểu gì.
Tôi từng được các người bạn nước ngoài góp ý rằng💛 là có vốn từ vựng rất tốt nhưng do phát â𒁃m sai và nói nhanh nên họ thường phải mất vài giây mới hiểu tôi đang nói gì.
Độc giả có nickname kanon cho rằng không người Ấn, người Úc nào phát âm because thành bì - cau nên đừng đổ lỗi "người Việt phát âm tiếng Anh không chuẩn thì chẳng có gì lạ":
Người Úc, người Ấn nói tiếng Anh khác người Anh chẳng qua là do cái accent (ngữ điệu) của họ, chứ về phát âm, họ không sai.
Nhiều ngư🍌ời nói xe ôm với hàng rong nói tiếng Anh giỏi. Thế mẫu hội thoại của họ gồm những gì? Hay chỉ xoay quanh: Giá bao nhiêu? Đi từ đâu🐎 tới đâu? Bao nhiêu người? Thậm chí quơ tay quơ chân luôn.
Thời buổi này người ta học tiếng Anh là để được ra nước ngoàiꩵ học, làm việc với người nước ngoài, thuyết trình trước lớp, nói chuyện ú ớ phát âm không ai hiểu thì 'tự đào mồ😼 chôn mình' à?
Những bạn này chắc chưa gặp ꦕtình huống đám bạn nước ngoài thấy mình phát âm tiếng Anh kém quá nên khi nói chuyện với mình, nó gằn giọng, nó đổi từ vựng, cứ như thể muốn cuộc hội thoại qua đi, trong khi nó nói chuyện với người khác thì tràng giang đại hải. Lúc đó mới biết thế nào là bẽ bàng nhé.
>> Nỗi lo học sinh lệch chuẩn vì🍸 giáo viên tiếng Anh phá൲t âm sai
Thế hệ trước không có điều kiện học tiếng Anh nên phát âm sai. Mà sai thì nhận đi, tại sao lại không cho thế hệ sau chê? Tại▨ sao lại không chịu thừa nhận sự kém cỏi củﷺa bản thân mà trau dồi?
Chỉ có những ai lười học tiếng Anh, ở trong cái giếng thì mới nghĩ phát âm không quan trọng thôi. Nhiều người nói xong mà người nước ngoài tròn xoe mắt không hiểu. Chẳng thà bản thân cố gắng 100%, để đạt được 70%. Cái tính lười biếngꦦ, làm việc dở dang này sẽ chẳng đưa ta đi đến đâu đâu.
Độc giả Pham Ngoc nhấn mạnh trình độ của giáo viên tiếng Anh ảnh hưởng nhiều đến cách tiếp thu ngoại ngữ của học sinh:
Nên nâng câo trình độ tiếng an♑h của các giáo viên. Và bớt chú trọng vào việc dạy ngữ pháp. Ngày xưa lớp 6 mới học tiếng Anh. Ngày nay mới 4 tuổi trường đã bắt đóng tiền cho học tiếng Anh, nói phải cho trẻ tiếp xúc sớm. Tưởng gì, giáo viên toàn phát âm sai về nhà con hỏi sao cô trên tivi đọc khác cô trên lớp.
Vào tự điển Oxford cho nó đọc lại xem ai đúng thì toàn giáo viên Việt Nam đọc sai. Trẻ còn nhỏ mà nghe sai đọc sai thế này thì lớn lên cũng chẳng giao tiếp đ🐼ược gì. Các nước người ta dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non (ngôn ngữ thứ hai) cũng đều dạy đọc từng chữ đánh vần cho đúng. Còn Việt Nam ta quá siêu, vô học chữ xong ráp vô câu nói luôn.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Thành Đô tổng hợp