Những ngày qua, tôi luôn theo dõi tin tức về việc chấm dứt hoạt động của các tuyến xe buýt số 26, 50 và 111trên địa ♉bàn TP.HCM. Là người thường xuyên sử dụ🦩ng xe buýt làm phương tiện đi lại nên tôi cảm thấy vô cùng buồn.
Tôi mong lãnh đạo thành phố các ban ng🧔ành liên quan xem xét lại và có những điều chỉnh thích hợp cho các thông báo vừa qua đối với lịch trình hoạt động của tuyến xe buýt số🥃 50 (Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia). Đây là nguyện vọng và mong muốn tha thiết từ sinh viên chúng tôi.
Việc T🌱rung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM cho rằng: “Không có việc ngưng hoạt động tuyến xe buýt số 50, thay vào đó, trung tâm chỉ theo dõi và🎐 điều chỉnh hoạt động của tuyến này”, khiến chúng tôi phần nào yên tâm.
Tuy nhiên, trung tâm lại giảm số lượng chuyến xe trong một ngày (từ 78 chuyến xuống còn 44 chuyến),🧸 thời gian giãn cá♕ch giữa hai chuyến tăng lên (từ 30 phút lên 3 tiếng 17 phút (giờ thấp điểm). Chuyến xe đầu tiên xuất phát trễ hơn 35 phút (bến ĐH Bách khoa) và xe cuối cùng kết thúc sớm hơn gần một tiếng so với trước kia.
Những điều trên khiến tôi ꦡcũng như đông đảo các bạn sinh viên khác đều lo lắng. Không phải không có lí do mà tuyến xe 50 lại được mọi người gọi bằng cái tên rất đỗi thân thương là “tuyến xe buýt sinh viên”.
Biết rằng phần lớn hành khách đi trên t♌uyến xe 50 đều là sinh viên nghĩa là sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng tuyến 50 là chiếc xe duy nhất có thể nối liền cả hai cơ sở của cả ba trường đại học lớn thuộc khối Đại học Quốc gia TP.HCM.
Tuyến x♛e buýt 50 nối liền cơ sở Lý Thường Kiệt của ĐH Bách khoa, cơ sở Đinh Tiên Hoàng của ĐH Khoa Học Xã hội và Nhꦫân văn, cơ sở Nguyễn Văn Cừ của ĐH Khoa học Tự nhiên, ngôi trường mà tôi hiện đang theo học, tới các cơ sở ở Linh Trung, Thủ Đức một cách nhanh nhất, an toàn nhất, thuận tiện nhất và lại đậm chất sinh viên nhất.
Đành rằng giữa hai cơ sở của ĐH Bách khoa đã có xe số 08, của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có xe số 19 và của ĐH Khoa học Tự nhiên đã có xe số 53𝕴. Và thời gian giãn cách giữa hai chuyến của ba tuyến xe này (08, 19, 53) là khá ngắn, chỉ từ 💙5 đến 10 phút.
Tuy nhiên rất nhiều sinh viên ngại phải đi b🐬ằng các tuyến xe này vì thời gian để d👍i chuyển mất rất nhiều so với xe 50. Chưa kể đến việc xe 50 cũng chạy ngang qua rất nhiều trường đại học khác nữa trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, tiêu chí quan trọng của xe buýt l🐟à để mọi người chuyển sang dùng các phương tiện công cộng nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông, chẳng hạn như chương trình “Nào ta cùng Buýt” vừa tiện lợi, vừa an toàn mà lại tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Hiện tại tôi đang là sinh viên năm hai trường ĐH Khoa học Tự nhiên (vẫn đang học ở cơ sở Linh Trung, Thủ Đức). Tôi không ở kí túc xá mà ở trọ gần vòng xoay Điện Biên Phủ. Hàn🐭g ngày tôi đi xe buýt♈ từ nhà đến trường và cũng như từ trường về nhà.
Để đến trường, tôi chỉ có một tr𝐆ong hai cách. Một là đón chuyến 50 đi thẳng đến trường, hai là đón chuyến xe số 150 ra Suối Tiên rồi đi tiếp một xe nữa để vào trườꦕng.
Tôi biết rằng xe 150 là tuyến xe chạy dọc Xa lộ Hà Nội và chạy khá nhanh (nhanh hơn 50), tuy nhiên vì xe phải dừng ở nhiều trạm để đón trả khách, cộng thêm thời gian tôi phải đứng chờ ở Suối Tiên đi thêm một xe khác vào trường khiến cho tổng thời g🐟ian ấy lớn hơn thời gian tôi đi tuyến xe 50.
Đối với ai cũng vậy, tiền bạc và thời gian là hai vấn đề lớn, ai cũng quý, cũng cần cả, đặc biệt lại là sinh viên ♚như chúng tôi, những người vẫn chưa làm ra tiền và vẫn cần sự giúp đỡ từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
V꧑ì vậy, việc tiêu tốn tiền và thời gian vào từ hai đến ba chuyến xe thay vì một chuyến duy nhất trên cùng một quãng đường l൩à điều rất vô lý. Việc Trung tâm sắp xếp thời gian giãn cách giữa hai chuyến xe không phải là 15 phút như trước đây khiến chúng tôi thật sự bức xúc.
Tuyến 50 là tuyến xe buýt chủ yếu dành cho sinh viên, có thể ví như tuyến xe đưa rước sinh viên mà thời gian kết thúc giờ học trên trường của sinh viên rất khác nhau. Có bạn chỉ học buổi sáng, khoảng 11h30 hoặc 12h trưa thì về, có bạn chỉ học buổi chiều nhưng đế🍸n tận 16h, 17h mới bắt đầu ra khỏi lớp.
Nếu họ vừa đặt chân ra khỏi cổng trường mà thấy xe buýt số 50 vừa mới lăn bánh đi qua thì sẽ có ba trường hợp xảy ra. Đầu tiên, các bạn vội vàng bất chấp tất cả lật đật chạy theo xe để kịp chuyến, hoặc là🌟 các bạn ở lại chờ chuyến sau, h🅠oặc là các bạn phải đi từ hai đến ba tuyến xe để về được đến nhà.
Đối với trường hợp thứ nhất sẽ rất nguy hiểm và dễ xảy ra tai nạn vꦿì các bạn cứ chăm chăm chạy theo xe mà không chú ý khi 🍬qua đường.
Đối với trường hợp thứ hai,với lịch trình mới sắp tới của xe 50, có lẽ sẽ ít bạn nào ngồi chờ được 30 phút hoặc có khi cả tiếng đồng hồ. Còn đối với trường hợp thứ ba tức là không chạy theo xe mà cũng không chờ đợi, các bạn c𓂃hấp nhận đi hai đến ba tuyến khác.
Tuy nhiên, giờ thấp điểm thì có thể như vậy, nhưng giờ cao điểm thì sao? 𝐆Các xe khác (điển hình là xe số 52 và số 10) đã đông nay hứa hẹn sẽ lại càng đông hơn vì phải tải thêm các bạn vừa lỡ tuyến 50. Đông như vậy, lộ🍎n xộn như vậy liệu có đủ để đảm bảo an toàn cho hành khách tránh khỏi tình trạng móc túi, trộm cướp như hiện nay trên xe buýt không?
Hơn nữa, liệu rằng sẽ có thêm các xe khác để chia bớt sinh viên từ những chuyến xe 50 qua không൲? Hay là chúng tôi vẫn phải đứng và tiếp tục bị dồn ép?
Ấy vậy mà thời gian giãn cách giữa hai chuyến xe 50 trung bình lại lên đến 30 phút thay vì 20 phút như trước kia, thời gian khởi hành của chuyến cuối cùn𒆙g ở bến xe ĐH Quốc gia lại là 16h52 (trước đây là 17h50). Trong khi bình thường đi chuyến 16h45, tôi thấy xe vẫn rất đông và nhiều bạn sinh viên Bách khoa đành chờ chuyến 50 kế tiếp để về kí túc xá cơ sở Lý Thường Kiệt.
Sáng nay l𝐆à cuối tuần, tôi không phải lên trường mà về quê ở Đồng Nai. Tôi ra trạm xe buýt đứng chờ gần 20 phút để có♐ thể đi chuyến xe 50 của một chú tài xế quen thuộc. Gọi là quen thuộc nhưng thật ra chú và tôi cũng mới nói chuyện có mấy lần.
Trước đây, chú thường hỏi tôi: “Con về quê hả? Bộ hôm n♔ay không lên trường sao? Dạo này ít đi học lắm hay sao mà lâu rồi không thấy?... Nhưng hôm nay lên xe, tôi hỏi thăm chú về tình hình sắp tới của xe 50, giọng chú buồn buồn chứ không sôi nổi như mọi ngày.
C๊hú nói: “Chú cũng đang rầu đây, có ai đang là🔯m mà muốn nghỉ đâu. Giảm bốn xe là có mấy người phải nghỉ, giảm số chuyến thì tiền lương bị chia ra làm sao mà đủ sống”.
Đối với tôi, mỗi ngày đến trường bằng xe buýtꦬ số 50 thật sự là niềm vui. Ngồi t꧃rên xe, tôi có thể yên tâm về tất cả mọi thứ về không gian, thời gian. Các chú tài xế vừa vui tính lại rất tốt bụng, họ giống như người cha, người chú trong gia đình.
Tôi nhớ có lần buổi trưa, tôi phải đi bộ từ trường ra bến xe ĐHQG, đang đi thì gặp xe 50 số 5001 đi ra, tôi vội vẫy xe thì bác tài xế liền dừng lại, khi tôi lên xe thì bác dặn: “Con đi ⭕ra bến xe làm chi cho nắng, cứ đứng chờ ở trạm xe trên trường, xe mình có đi qua mà”.
Hay như có lần đi học phải qua đường Điện Biên Phủ tới trạm xe buýt để đón xe, gần tới nơi thì xe 50 số 4964 đang bắt đầu lăn bánh, tôi lật đật chạy tới thì chú tài xế dừng lại chờ cho tôi lên xe rồi mới đi tiếp, thật là may mắn vì hôm đó tôi đã tưởng mình bị trễ họcꦫ.
Lại có chú tài xế xe 5038 thì sẵn sàng xé vé cho một bạn nam vì bạn ấy không còn tiền lẻ mà chỉ có tờ ꦯ100.000 đồng, chú còn nói với bạn là: “Thôi, chú xé vé cho con rồi bữa nào đi xe chú thì con trả lại cho chú sau nhé”.
Thậm chí, có chú tài xế nhiệt tình nhờ các bạn sinh viên trả lại thẻ sinh viên cho một bạn nào đó đã làm rơi thẻ trên xe chú. Đó mới c🍃hỉ là một vài trong số rất nhiều những việc tốt mà các bác, các chú tài xế xe 50 làm cho sinh viên mà tôi được chứng kiến.
Đi xe 50, chúng tôi không chỉ cảm nhận được chất sinh viên của tuyến x🔯e buýt này mà còn cảm nhận được thái độ làm việc rất nhiệt tình của các tài xế. Đối với các xe khác, thậm chí bác tài chỉ lo việc lái xe còn việc bán vé là của một người khác phụ trách.
Với xe 50, tài xế vừa phải lái xe, vừa phải bán vé, vừa phải kiểm tra xem hành khách có thẻ sinh viên thật hay không. Họ phải để ý, bao quát cả xe và cố gắng lắng nghe các bạn thông báo muốn xuống trạm. Vậy mà các chú vẫn luôn vui tươi và thoải mái với tất cả các bạn sinh viên,𓄧 thử hỏi liệu có được mấy tuyến xe buýt được như xe 50?
Qua bài viết này, tôi rất mong cơ quan lãnh đạo xem xét việc cho tuyến xe buýt 50 hoạt động bình thường với lịch trình 12 xe. Bên cạnh đó, giữ thời gian giãn cách giữa hai chuyến là 12 phút (giờ cao điểm) và 30 phút (giờ thấp điểm) như trước đây hoặc ít nhất là điều chỉnh thời gian chuyến xe cuối cùng rời bến muộn hơn (tức là khoả🐽ng 17h30).
Điều này không chỉ là niềm vui đối với sinh viên chúng tôi, đặc biệt là sinh viên các trường có xe 50 đ﷽i qua, mà còn là niềm hạnh phúc với cả các bác tài xế xe 50. Tôi hy vọng cơ quan lãnh đạo có thể tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên, thế hệ trẻ sắp sửa kế thừa và xây dựng đất nước. Tôi xin chân thành cám ơn.
>> Xem thêm: Những người hay chê bai đâu có đi xe buýt
Chia sẻ bài viết của bạn về vấn đề xe buýt tại đây.