Cuộc chiến biên giới Vị Xuyên (Hà Giang) đã trôi qua 30 năm, sư đoàn 356 cũng ☂giải thể. Những anh lính năm xưa người trở về đời thường, người tiếp tục theo nghiệp binh. Còn lại trên mảnh đất Hà Giang nơi yên nghỉ của hơn 1.700 liệt sĩ hy sinh ở mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến bảo vệ biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, cách TP Hà Giang hơn 20 km.
Tháng 7, Vị Xuyên mưa không ngớt. Từ đài tưởng niệm ♑đi lên, khu mộ liệt sĩ chưa biết tên nằm góc bên tay phải. Người quản trang tên Nguyên cho biết, đó chủ yếu là những phần mộ của những ꩲngười lính hy sinh ngày 12/7/1984. Cạnh những mộ phần có thông tin đầy đủ, nhiều ngôi vỏn vẹn ghi "Liệt sĩ đặc công", "Đơn vị trinh sát"... Đối chiếu ngày nhập ngũ, nhiều người mới bước qua tuổi 18.
Mưa tan, các cựu chiến binh Sư đoàn 356 qu🐻ê Yên Bái rủ nhau vào thắp hương cho đồng đội. Đồ lễ bao giờ cũng có mấy thanh lương khô. Đó là món ngon nhất mà người lính thích ăn trong những ngày giữ chốt biên thùy. "Ăn lương khô giờ chẳng hiểu sa🌜o không thể ngon bằng thứ lương khô vừa đắng, vừa bở như bột ngô hồi đó", cựu binh Nguyễn Quang Tuấn (48 tuổi) nói.
Họ bảo nhau chia đều hương khói cho tất cả mộ nằm trong nghĩa trang. Các cựu binh tâm niệm rằng thắp cho người này mà bỏ sót người kia thì tội đồng đội lắm. Những vòng khói nhang cứ luẩn quẩn quanh tấm bia phủ màu rêu. Mỗi ngôi mộ là câu chuyện riêng về cuộc đời người lính đến từ những miền🦩 quê khác nhau, số phận khác nhau nhưng nằm lại đất này vì chung một nhiệm vụ giữ từng tấc đất bi💯ên thùy.
Đứng trước ngôi mộ ghi thông tin liệt sĩ Đào Văn Tiến (người Hà Nội), cựu binh Lê Huy Tâm (51 tuổi) như vỡ òa khi nhìn thấy người đồng đội ở trung đoàn 876, Sư đoàn 356 năm xưa - vị tiểu đội trưởng hiền lành, ít nói, được cả đơn vị yêu quý gọi là Tiến "Chí▨p". Ông Tâm ngồi xoa cho rõ tấm bia, xưng mày tao thân thiết và kể cho người nằm dưới mộ nghe ký ức bữa cơm cuối cùng trước giờ xuất kích.
"Mày nhớ không Tiến? Hôm đó, 7 thằng đang ăn thì hết cơm. Bọn mày chạy sang tiểu đội anh Đôn bê nồi cơm về ăn tiếp. Tao bảo kiêng không ăn cơm hai nồi nhưng bọn mày cười xòa. Lính trẻ vô tư, nào có nghĩ gì. 30 năm rồi đấy. Đến hôm nay, nhìn tấm bia tao mới biết m🦋ày ít tuổi hơn, thế mà hồi đó tao vẫn gọi🥃 mày là anh vì nhập ngũ sau", ông Tâm cười, tiếng cười nghẹn nơi cổ họng, vai khẽ rung lên. Đó cũng là bữa cơm cuối cùng ông được ăn với đồng đội người Thủ đô. Pháo quân Trung Quốc rót trúng tiểu đội dưới chân cao điểm 772 rạng sáng 12/7, liệt sĩ Tiến hy sinh khi mới 19 tuổi.
Những ngày ăn cơm sấy, uống nước suối, bám đá, đội pháo quên thân, quăng quật ngày đêm để giữ từng tấc đất của Tổ quốc, người lính Sư đoàn 356 truyền nhau khẩu ngữ "10 không": Lên chốt gặp nhau không chào không hỏi/ Không bắt tay khi gặp khi xa/ Không cắt tóc cạo râu/ Không mặc quần áo mới/ Không la cà tụm ba tụm bảy/ Không gần gũi đàn bà/ Không ăn thịt vịt, trứng vịt, thịt chó, cá mè/ Không ăn cơm cháy, cơm khê, cơm hai nồi/ Khi ngủ không ngáy/ Không chửi thề chửi tục. T✨ron🍸g họ khi ấy chỉ có tâm niệm không để cho kẻ thù tràn xuống Hà Giang.
Góc trái n🔴ghĩa trang là nơi yên nghỉ của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn📖 Quốc Hùng, đồng hương Yên Bái, bạn học của cựu chiến binh Đào Mạnh Chung (49 tuổi). Hai người nằm cùng hàng, chỉ cách nhau một ngôi mộ.
"Cả xóm có 4 đứa chơi thân với nhau, đi bộ đội cùng ngày, biên chế vào một đơn vị. Cả hai Hùng hy sinh, người bạn kia không tìm thấy xác, chỉ mình tôi còn sống trở vềꦦ. Người cha liệt sĩ Nguyễn Văn Hùng nay 85 tuổi, mong mỏi một lần được lên thăm mộ con trai nhưng sức yếu không đi được",🐼 người cựu chiến binh tên Chung rưng rưng nước mắt kể.
Từng đám sương từ phía núi bay về, vấn vít khắp nghĩa trang. Các cựu binh cúi đầu, lầm rầm khấn vái trước khi giã biệt đồng đội. Họ như nghe rì rầm từ lòng đất vọng về tiếng trung đội phó DKZ tên Công, tối hôm trước mới khoe nhận thư nhà, vợ báo sinh con trai. Tiếng tiểu đoàn trưởng Thanh kể chuyện ngày phép đi hỏi vợ. Đứng trước ngàn quân, anh đĩnh đạc lắm. Nhưng đứng trước người con gái anh yêu thương lại không dám ngỏ lời, phải nhờ cha nói 🍷hộ.
Đại úy Nguyễn Hữu Thanh là li🌳ệt sĩ đầu tiên được tìm thấy hài cốt tại cao điểm 772 sau khi cuộc chiến chấm dứt. Bà Lưu Thị Lan (vợ liệt sĩ Thanh) dò hỏi khắp nơi tin tức, đi dọc nghĩa trang Vị Xuyên tìm từng phần mộ. Nhờ những người đồngღ đội cũ nhớ rõ vị trí ông hy sinh, bà Lan mới đưa được hài cốt chồng về an táng tại Quảng Bình.
Năm 1989, Sư đoàn 356 giải thể. Cái tên "sư đoàn hóa đá" trở thành♒ nỗi đau chung của tất cả người lính. Người còn sống không còn giấy tờ, người đã khuất nằm mãi ở các điểm cao, thung sâu, vách núi, không mang được hài cốt về vì chiến trường xưa vẫn la liệt bãi mìn chưa gỡ hết. Người dân Vị Xuyên đi rừng thi thoảng vẫn nhìn thấy những mảnh hài cốt phơi mưa gió trên d꧟ải biên cương.
Cuối năm 2013, các cựu binh Sư đoàn 356 góp chi phí xây dựng một đài hương nhỏ trên cao điểm 468, tưởng niệm đồng đội còn nằm lại chiến trường. Mỗi lần lên ওthăm, họ mang theo thuốc lào, pha ấm nước chè cúng như thói quen ngày còn chiến đấu.
Đứng ở đài hương nhìn xuống thấy thung lũng Nậm Ngặt xanh mướt màu lúa 📖non, lác đác nhà sàn của người dân sinh sống. Nhìn sang bên cạnh "đồi thịt băm" 772, "lò vôi thế kỷ" 685 phủ dầy cây cối, không còn màu chết chóc đau thương. Phía xa là điểm cao 1509 mây phủ, chỉ nhìn thấy đỉnh vài lần trong năm. Đài hươ💖ng trở thành nơi hội quân của người lính sư đoàn 356 và đồng đội ở các đơn vị khác cùng góp máu xương cho cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược biên giới Vị Xuyên 30 năm trước.
Hàng năm đến ngày 12/7, các cựu chiến binh từ Sài Gòn ra, từ Hà Nội lên, từ Lào Cai, Yên Bái sang... tụ họp tại Vị Xuyên. Không ai bảo ai, họ gặp nhau để cùng thắp nén hương tưởng nhớ n🥃gười nằm xuống, ôm nhau khóc nức nở trong cơn mưa tầm tã trắng trời Vị Xuyên. 30 năm nay, chưa khi nào họ thôi khóc trong những cuộc hành quân trở về như thế.
Và trong câu chuyện xưa kể lại, họ ôm guitar hát gọi những người lính mãi mãi tuổi hai mươi: Về đây đồng đội ơi…Hà Giang đã ngưng chiến trận/ Hãy về đồng đội ơi, còn nằm khe đá hay thung sâu/ Về đây có nhau như nguyện ước chiến hào, được hòa cùng bầy trẻ thơ bên sông Lô hát yên bình/ Quân dân nồng ấm nghĩa tình…/ Hãy về đồng đội ơi, người lính chiến mãi đôi mươi/ Về đây điếu thuốc lào, ấm trà chốt hồn nhiên nụ cười/ Bạn bè, đồng đội, người thân ôm nhau nước mắt chan hòa/ Biên cương hình bóng quê nhà...
Hoàng Phương