Là giáo viên hợp đồng ở một trường tiểu học tại Hà Nội, thu nhập mỗi tháng của Hồng Anh chỉ hơn 2 triệu đồng, kinh tế gia đình phụ thuộc vào chồng làm kế toán cho một công ty liên doanh. Sẵn chuyên môn nghề nghiệp, chồng Hồng Anh quản lý luôn thu chi trong g♊ia đình. Biết vợ lương thấp, chồng để Hồng Anh toàn quyền sử𒉰 dụng tiền của vợ cho việc ăn sáng và trưa tại trường, còn tất cả các khoản trong nhà anh lo hết. Tuy nhiên, Hồng Anh cảm thấy không thoải mái khi muốn mua một món đồ gì đó khoảng hơn trăm nghìn là cô phải chờ chồng đồng ý.
Mấy hôm n🉐ay, bóng đèn trong phòng làm việc bị hỏng, chồng chưa chi tiền thay, vợ phải mang sách ra phòng khách soạn bài. “Hình như anh ấy sợ em bòn tiền về cho đằng ngoại”, Hồng Anh chua chát, trong khi thỉnh thoảng bố mẹ và anh trai vẫn dúi cho cô ít tiền mỗi khi cô về quê thăm họ. Nhiều lúc cô chán nản vì cảm thấy mình không khác gì ôsin của chồng, chuyện điಌ chợ mua đắt hơn là một ví dụ, chỉ có niềm an ủi duy nhất là cậu con trai luôn được bố sắm sửa cho đầy đủ.
Cũng chung cảnh ngộ chồng quản lý chi tiêu gia đình, mới kết hôn được nửa năm Minh Trang đã thấy chán hôn nhân. Chồng đã ngoài 30 nên dù Trang còn một năm nữa mới ra trường, đám cưới vẫn được tiến hành. Kết hôn sau 3 năm yêu đương, Minh Trang tưởng đã thấu hiểu người đàn ông của mình. Về ở với nhau, cô mới phát hiện ra chồng mình là người đếm củ dưa hành, đo lọ mắm muối. Trước đây, thời còn tán tỉnh, sinh nhật cô, ngày Vale🌊ntine hay 8/3, anh đều có quà tặng, đưa cô đi xem phim, đi chơi anh đều trả tiền. Trang vốn tính giản dị, lại tiếc tiền cho người yêu nên đi chơi cũng chỉ dám gợi ý chàng dẫn vào những quán của sinh viên. Anh cũng không đề nghị đến những nơi sang trọng như một người đã có thu nhập, nhưng cô chưa bao giờ nghi ngờ anh “kẹo kéo”.
Giờ đây, nhiều lúc Trang hối hận vì kết hôn vội vã khi chứng kiến cách xử sự liên quan đến tiền bạc của chồng. Bố mẹ ở quê khó khăn, sau khi cưới, tiền ăn học của cô do chồng chi trả hết. Hai vợ chồng sống cùng bố mẹ chồng. Hàng tháng chồng đưa tiền ăn của hai vợ chồng cho mẹ. Mỗi sáng, anh cho Trang vài chục nghìn để ăn sáng, ăn trưa và đi xe buýt. Hôm nào cô ăn ở nhà thì đương nhiên tiền anh đưa vợ sẽ bị bớt đi. Trang có bất kỳ khoản tiêu phát sinh nào, chồng đều ghi vào sổ. Nếu vợ có ý định mua quà khi về nhà thăm bố mẹ đẻ, chồng luôn cằn nhằn, vì thế nhiều hôm cô nhịn ♍ăn sáng để có tiền mua quà thăm bố mẹ.
Trang tâm sự, cô cảm thấy mình không có giá trị gì với chồng. “Nhiều lúc, em muốn kết thúc cuộc hôn nhân này”, Trang chia sẻ. Cô cũng mong sớm tốt nghiệp, đi làm để có thể tự chủ phần nào về tài chínhඣ.
Nói về những ông chồng quản lý mọi khoản chi tiêu trong gia đình, giáo sư, tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền thuộc Hội Khoa học Tâm lý 🐷và Giáo dục TP HCM, cho rằng họ đã ứng xử sai lầm. Theo ông, trong gia đình nên có sự phân công công việc phù h🐈ợp với tâm lý và khả năng của từng người, ví dụ những việc to như xây nhà, mua xe thì chồng lo; những việc nhỏ, chi tiêu hàng ngày như chợ búa, cơm nước, quần áo sách vở cho con… thì nên để vợ nắm, bởi vì đàn ông không thể chi li, tỉ mỉ như phụ nữ. Người đàn ông nếu gánh tất cả những việc nhỏ thì đầu óc cũng dễ tủn mủn. Đàn ông chỉ nên quan tâm những việc to để đầu óc sáng suốt và phát triển ngoài xã hội.
Thực tế, có những ông 🦹chồng dù tay hòm chìa khóa trong gia đình nhưng vẫn kiếm ra tiền. Giáo sư nhận xét, họ chỉ đạ✨t đến mức kiếm được nhiều tiền chứ không thể trở thành đại gia: “Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, những người đàn ông thành đạt đều giao hết việc bếp núc, con cái cho vợ”.
Theo ông Hiền, đàn ông tự mình quản lý việc chi tiêu trong nhà thường là những người không có chí lớn, đa nghi, ích kỷ và không tin tưởng vợ của mình. Gặp phải những ông chồng như thế này, người vợ chỉ có hai cách: Cố gắng tìm cách kiếm tiền để có đồng ra đồng vào, không lệ thuộc vào chồng, hoặc là chấp nhận, 💯nếu không vợ chồng sẽ suốt ngày cãi nhau vì chồng sẽ không thay đổi tính cách ích kỷ của mình.
Chuyên gia tư vấn các vấn đề hôn nhân và gia đình Hồ Thị Tuyết Mai ở tổng đài 1088 Bưu điện TP HCM cũng đồng tình, đàn ông chỉ vì vợ kiếm được ít tiền mà nắm giữ hết tài chính trong nhà là người thiếu tin tưởng vợ. Từ xưa đến nay, nhìn chung phụ nữ đảm nhận nhiệm vụ tay hòm chìa khóa trong gia đình tốt hơn nam giới. Bà cho rằng, nếu chồng tiền đong gạo phát cho vợ hàng ngày sẽ dẫn đến khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng lớn, người vợ cảm thấy mình không có quyền hành gì trong gia đình, dẫn đến có thể nảy sinh tâm trạng bất mãn. Nếu vợ gặp đối tượng nào đó hiểu họ, đặc biệt là sẵn sàng chia sẻ kinh tế với họ thì rất có thể hôn nhân s🐠ẽ tan vỡ.
Bà Mai cũng thấy rằng con cái trong những gia đình mà chồng quá chi li thường cảm thấy bất an, thương mẹ và sẵn sàng đứng về phía mẹ. Còn những ông chồng này, dù nắm kinh tế trong nhà nhưng sẽ phải cô đơn khi trở về tổ ấm của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả ông chồng quản tiền mắm muối tro🌠ng gia đình đều bủn xỉn. “Nếu vợ chi tiêu hoang phí thì người đàn ông nên tham gia quản lý chi tiêu trong nhà”, chuyên gia tâm lý khuyên. Bà bổ sung: "🌠Chồng cần giúp vợ biết cách chi tiêu dần dần, bởi về lâu dài người đàn ông không nên làm mãi nhiệm vụ giữ tiề꧂n chợ búa cho gia đình".
Thực tế, có những ông chồng cũng rất đau khổ khi phải tự mình đứng ra quản tiền tiêu dùng hàng ngày chỉ vì bà vợ vung tay quá trán, như anh Thuận (quận 7, TP HCM). Anh làm cho một công ty nước ng🌌oài, vợ ở nhà nội trợ. Một lần đưa cho vợ hơn chục triệu đồng mà chỉ trong vòng 10 ngày, chị đã không còn tiền để đi chợ vì sắm sửa nhiều đồ dùng không cần thiết, anh phải xin tạm ứng lương sớm. Từ đó, anh quyết định sẽ đưa tiền tiêu cho vợ hàng ngày. Thói quen không kiềm chế được việc mua sắm mỗi khi có tiền trong tay của chị khiến anh phải nằm viện cũng không yên thân. Ngày vào bệnh viện phẫ🐬u thuật lấy sỏi thận, anh đưa cho vợ tiền tiêu một tuần, nhưng chỉ hai ngày sau bà xã đã kêu hết tiền vì ngoài thức ăn chất đầy tủ lạnh, chị mua rất nhiều đồ chơi cho con khi bé đòi.
Để tránh những tình trạng rất tội nghiệp như của anh Thuận, chuyên gia Tuyết Mai khuyên, ngay từ khi cưới hai vợ chồng nên thống nhất việc chi tiêu, đưa chi tiêu vào khuôn phép, để không lâm phải cảnh thiếu t🌃rước hụt sau. Nếu biết tính vợ hoang phí, chồng phải "dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về". Khi bà xã đã biết cách tiết kiệm thì có thể để vợ quản lý những khoản tiêu tỏi mắm muố🦩i trong nhà.
Kim Anh