Cô bạ൲n cùng cơ quan hỏi tôi, có cần người giúp việc hay làm việc công nhật gì đó không, cô giới thiệu cho.
Ở khu nhà cô, có tới vài chục người đang "hóng" việc. Cả tuần rồi họ không tìm được việc gì, tiền ăn mang đi dự phòng cũng đã hết. "Không có ai thuê, khജéo chẳng còn gì mà ăn", cô bạn nói.
Nỗi băn khoăn của cô bạn tôi không phải chỉ nói đến vài chục ngườ▨i mà cô biết, trên địa bàn thành phố này, có lẽ chưa ai thống kê được hết những người ngụ cư vốn là nông dân ở các vùng nông thôn lên thành phố kiếm việc.
Câu🥂 nói "ruộng bề bề không bằng ngồi lê Hà Nội" có vẻ đúng với nét nghĩa, ấy là cơ hội kiến việc, đồng nghĩa với kiếm tiền ở các thành phố hơn đứt ở quê. Người nông dân quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà thu nhập chẳng dư được bao nhiêu, trong khi hàng trăm thứ phải tiêu đến tiền.
>> Người nghèo thành 🔯phố vật lộn mưu sinh trong Covid-19
Đi làm thuê ở thành phố, "tiền tươi, thóc thật", khéo chi tiêu, mỗi năm còn dành dụm được chút ít. Ấy là sự tính toán của những người dân nghèo nhiều đời vẫn quẩn quanh nơi cái nghèo "bền vững" ở thôn quê. 🌠Giấc mơ vẫn còn hiện hữu đâu đó trong những người dân đang mong được đổi đời khi đổ xô về꧃ các thành phố lớn.
Với mật độ dân ♕cư đông, mức thu nhập bình 🎃quân cao, nhu cầu lao động chân tay nhiều, thành phố đúng là chẳng thiếu gì việc cho những người nông dân đang ngụ cư thật.
Nhưng đó là câu chuyện của thời điểm trước dịch.
Khi đại dịch Covid-19 ào tới, ngay từ đợt giãn cách đầu tiên đã xuất hiện nhiều "ngoại ứng xấu" đến chín💟h nhóm cư dân ngụ cư đã nói ở trên.
Vốn là lao động tự do, làm công nhật, nên khi bị bó buộc phải ở trong nhà, ngay lập tức, họ bổ sung vào "đội quân thất nghiệp" đã rất đông đảo. Ngặt nỗi, vì là lao động thời vụ nên hầu hết không ai đăng ký tạm trú, vì thế khi chính quyền cơ sở kê khai để hỗ trợ thì họ không nằm trong danh sách. Họ đành chỉ trông chờ vào sự hảo tâm của chủ nhà trọ, hoặc sự chia sẻ lẫn nhau. Chưa kể, ở co ♑cụm để tiết kiệm tiền, họ trở thành nguồn lây bệnh cho nhau rất nhanh chóng.
Sau mấy đợt dịch, những tưởng mọi người sẽ vê quê tránh dịch, và an yên ở đó. Nhưng, chính trong giữa đợt dịch lần thứ ba, thứ tư, số lao động phổ thông từ các vùng nông thôn lên thành phố🔜 lại có vẻ tăng.
Sợ dịch, nhưng sợ không có tiền tiêu nhiều hơn. Sức ép tiền bạc đến từ nhiều phía, và năm mới, Tết đến cũng là một áp lực không nhỏ, thành thử khó cũng phải cố. Những việc𒉰 vặt, người lao động thành phố không làm, trong khi cầu vẫn lớn.
Người đang "khát việc" nhạy lắm, họ biết cách để 🎉tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình. Dẫu vậy, đó🐈 vẫn chỉ là sự may rủi. Phần lớn sẽ khó khăn vì không có nguồn thu nhập. Thế nhưng họ vẫn bám trụ thành phố để tìm kiếm cơ may, và vẫn sẵn sàng làm mọi việc để có được một khoản tiền giắt lưng khi trở về.
>> Những người 'giàu quê không bằng ngồi lê phố'
Những người nông dân lên thành phố kiếm việc không cố định nên chỗ 🍬ở của họ cũng không cố định. Việc kiểm soát để đảm bảo an toàn rấꦦt khó khăn. Sự hỗ trợ, thực hiện các chính sách an sinh xã hội cũng không đơn giản.
Tính đến tháng 8/2021, riêng nhóm lao động tự do đã được thành phố Hà Nội chi cho gần 29.000 n💦gười số tiền hơn 43,4 tỷ đồng, trong đó hơn 17.000 người đã nhận tiền (mỗi người 1,5 triệu đồng).
Nhưng số người nằm trong danh sách chỉ là "phần nổi của tảng băng trôi", bởi phần lớn người dân không đăng ký tạm trú, nên cũng phần lớn không có cơ sở để thống kê, đưa vào danh s⛄ách hỗ trợ.
Một vấn đề nữa đặt ra, những người lên thành phố kiếm việc cũng là lao động chủ lực trong gia đình. Thiếu họ, ruộng vườn, việc chăn nuôi sẽ bị bỏ bê. Khá nhiều nơi ở nông thôn, giờ chỉ còn người già và trẻ em sinh sống.
Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh nông nghiệp, cụ thể là ảnh hưởng đến việc đảm bảo ổn định về nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp. Khi lực lượng lao độ👍ng nông nghiệp bị phân tán, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực, chưa kể, nếu có huy động được thì cũng thiếu chuyên nghiệp, thành thục, dẫn đến thiếu hiệu quả.
>> Tài sản 6 năm mưu sinh Sài Gòn là chiếc xe máy
Đa dạng hoá ngành nghề lao động n🎉ông thôn, giữ lại các quỹ đất nông nghiệp để tạo thành những vùng nông nghiệp với quy mô sản xuất lớn, chuyển đổi cơ cấu, vật nuôi, cây trồng, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức sản xuất nông nghiệp cho người nông dân; hỗ trợ, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; tăng cường nông nghiệp chế biến... là hàng loạt các giải pháp cần được thực hiện ngay và đồng bộ, để người nông thôn không phải lên thành phố "nuôi" giấc mơ đổi đời.
Đó cũng là cách tránh tình trạng tăng dân số đột biến, gây xáo trộn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh tại các khu đཧô thị Việt Nam hiện nay.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.