Tháng 6 vừa qua, Tổ♏ chức nghiên cứu ung thư Anh khuyến nghị: "tầm soát nên trở thành thường quy với tất cả mọi người tuổi 25 đến 64 có tử cung". Cách nói uyển chuyển "mọi người" thay vì "phụ nữ" là một nỗ lực nhằm xóa nhòa ranh giới gây khó xử lâu nay, giữa người thường và người chuyển giới.
Trong khi đó, Bloody Good Period - một doanh nghiệp xã ꦑhội Anh chu🅘yên cung cấp các biện pháp vệ sinh cá nhân, sử dụng thuật ngữ "người có kinh nguyệt" thay vì "phụ nữ".
Sự dịch chuyển ngôn ngữ này phản ánh một thực tế là không chỉ phụ nữ có kinh nguyệt. Người chuyển giới nam (cơ th𒉰ể l𒅌à nữ, nhưng nghĩ mình là đàn ông) và những người không có giới tính rõ ràng - cùng lúc thấy mình là cả nam lẫn nữ - cũng có "đèn đỏ" mỗi tháng.
Tuy vậy, ở châu Á, chưa có nhiều sự chuyển biến về thái độ của mọi người với điều này, theo SCMP.
"Tôi nhớ giáo viên của mình thường tách các bạn nam và nữ khỏi nhau, và đưa chúng tôi đến phòng riêng, trong các tiết học về kinh nguyệt. Không có phòng nàoꦡ dành cho những người thuộc nhóm khác", Joyce Fung, sáng lập viên MenstruAction - một mạng xã hội nhằm thay đổi nhận thức của mọi người về vấn đề tế nhị này - cho b🎉iết.
Học giả nghiên cứu người Hong Kong Law Siu-fung ra đời là nữ giới, nhưng được xác định là người không rõ🍌 giới tính, và thường được coi là đàn ông trong các giao tiếp xã hội, dù gần đây bà bắt đầu sử dụng tên nữ tính.
Bà cho🌞 🃏biết thêm một điều khó xử với những người chuyển giới nam, vì họ phải che giấu với mọi người chuyện "thấy tháng" của mình.
"Họ có thể thấy đau, bất tiện, nhưng lại không thể nói với bác sĩ về điều đó, vì sợ bị bộc lộ là người chuyển giới. Thêm nữa, 𒐪bác sĩ có thể không hẳn hiểu hết vấn đề của họ", Law nhận định.
🏅Mặc dù được gia đình và bạn bè chấp nhận, Law vẫn trở thành đối tượng của những lời trêu chọc ác ý ngoài xã hội. Bà nhớ lại thời điểm mình bị một chuyên gia y tế hỏi trong một lần kiểm tra sức khỏe.
"Bác sĩ bảo tôi quá 'nam tính', và đưa ra một số bình phẩm về vẻ ngoài của tôi. Bà ấy bảo, nếu tôi có kinh nguyệt, ꦉnghĩa là tôi là phụ nữ", Law kể.
"Tôi có xu hướng cười trừ trước những bình phẩm đó, và cố gắng giúp mọi người hiểu༒ một số người trong chúng ta là khác biệt".
Những toilet công cộng là một ví dụ khác về sự bất tiện với nhóm người này, vì họ không thể lộ băng vệ sinh trong toilet dành cho đàn ông.
"Sẽ cực kỳ bối rối với một người chuyển giới🍌 nam, khi phải sử dụng toilet lúc có 'đèn đỏ'. Đôi khi họ phải gói nó thành bọc, và cầm cho đến khi tìm thấy thùng rác", Law nói.
ꦐThêm nữa, người chuyển giới nam cũng khó mà tìm thấy đồ vệ sinh phù hợꦍp với mình. Họ được sinh ra trong một cơ thể mà họ không quen thuộc.
Với Brenda Alegre, một giảng viên đại học và là người chuyển giớ🗹i nữ, sinh ra và lớn lên ở Manila (Philippines), mối quan 🦩hệ của cô với chuyện "thấy tháng" lại hoàn toàn khác. "Tôi sinh ra không có âm đạo, không có kinh nguyệt, vì thế tôi phải điều chỉnh mình theo mọi việc như thể là một phụ nữ trong cả cuộc đời", cô nói.
Alegre chưa bao giờ tự nhận mình là đàn ông (dù cơ thể thuần túy là nam giới), và luôn nghĩ mình sẽ nữ tính hơn 🍬nếu có vài ngày dùng băng vệ sinh trong tháng. "Các quảng cáo rất lãng mạn. Tôi xem chúng và nghĩ rằng mình sẽ phụ nữ hơn nếu dùng các món đồ này", cô nói.
Một số người chuyển giới nữ còn đi xa hơn, họ sử dụng phẩm màu để mô phỏng "đèn đỏ". "Đó là cách để họ trải qua kỳ kinh, dưới hình thức nà🐓y hay khác", Alegre cho biết.
Người chuyển g𒆙iới nữ dùng hooc môn thay thế, do vậy cũng có trường hợp họ trải qua cảm giác giống như hội chứng trước kỳ kinh.
Sau tất cả, Alegre cho rằng nền giáo dục nên🎐 xem xét lại, mở chỗ đứng cho những 🍸trường hợp cá biệt này.
T. An