Theo Senate, thuật ngữ filibuster dùng để chỉ việꦯc thượng nghị sĩ Mỹ nói không ngừng về một đạo luật, đôi khi về những chủ đề không liên quan để bày tỏ sự phản đối với một đạo luật và cố gắng trì hoãn không cho nó được thông qua.
Thông thường, khi một dự luật được trình lên Thượng viện, các thượng nghị sĩ được phép tranh luận về nội🍰 dung. Sau khi màn tranh luận là phần biểu quyết để thông qua.
Tuy vậy, vì không có quy định giới hạn thời lượng tranh luận trên diễn đàn nghị viện nên chỉ cần một thượng nghị sĩ vẫn còn muốn ph🐻át biểu thì dự luật chưa thể đi đến phần bỏ phiếu thông qua. Filibuster được hình thành từ đây.
Nếu cho rằng một đạo luật có nguy cơ tác động không tốt tới xã hội, một thượng nghị sĩ có thể kíc♈h hoạt filibuster bằng cách chiếm thượng viện và nói về bất🐬 cứ chủ đề gì tùy ý trong bao lâu tùy thích, với mục đích trì hoãn việc biểu quyết thông qua.
Đổi lại, trong quá trình filibuster, thượng nghị sĩ không được ngừng nói, không được ngồi xuống, không được rời khỏi bàn của mình, không được đi vệ sinh, chỉ được uống sữa hoặc nước, và chỉ có thể🅺 tạm nghỉ nếu có thượng nghị sĩ khác tiếp ứng. Hành động vi phạm đều bị coi là "nhường" lại diễn đàn, chấm dứt màn filibuster và chuyển tới phần bỏ phiếu.
Tại sao filibuster lại tồn tại? Lý do đơn giản là ๊vì người ta muốn đảm bảo ý kiến của thiểu số được lắng nghe và thấu hiểu trước khi Thượng viện bỏ phiếu quyết định.
Filibus🌊ter được hy vọng là công cụ bảo vệ ý kiến của thiểu số trước "sự độc đoán của đa số", buộc các thượng nghị sĩ đối lập phải suy nghĩ lại vấn đề và có thể dẫn tới thỏa hiệp giữa hai bên.
T꧂rong suốt thế kỷ 19, Thư🀅ợng viện Mỹ không đặt hạn chế cho filibuster vì theo lẽ thường khi cảm thấy ý kiến của mình đã được lắng nghe, nghị sĩ sẽ tự động nhường lại diễn đàn, kết thúc phần tranh luận để đi tới bỏ phiếu.
Tới năm 1917, Thượng viện Mỹ đã có động thái hạn chế filibuster bằng cách đưa ra quy định bỏ phiếu cloture (tiếng 🍬Pháp, có nghĩa là "kết thúc"). Theo đó, khi filibuster xảy ra, nếu 3/5 tổng số thượng nghị sĩ (60/100 phiếu) nhất trí chấm dứt phần tranh luận thì màn filibuster chỉ được kéo dài tối đa thêm 30 tiếng. Sau đó Thượng viện sẽ chuyển sang phần biểu quyết t꧟hông qua dự luật.
Trải qua thực tiễn áp dụng và🐼 nhiều lần thay đổi về quy định, cho tới hiện tại, tần suất filibuster xảy ra nhiều hơn nhưng hiếm khi dưới dạng những màn phát biểu kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Thượng nghị sĩ không còn cần phải thực hiện filibuster tại Nghị viện để ngăn chặn dự thảo luật. Chỉ cần sự đe dọa thực hiện filibuster cũng có hiệu quả tương tự.
Vì lẽ ấy, dù trên lý thuyết một đạo luật sẽ được thông qua khi hơn phân nửa Thượng viện (ít nhất 51/100 nghị sĩ) bỏ phiếu táꦕn thành; nhưng thông lệ hiện hành lại yêu cầu sự nhất trí của ít nhất 60/100 nghị sĩ để đảm bảo dù có bị filibuster thì bỏ phiếu cloture cũng sẽ thành công.
Ngoài ra, ban đầu cả Hạ viện và Thượng viện đều được quyền thực hiện filibust♚er. Nhưng do số ghế Hạ viện quá đông (435 ghế) nên thời lượng tranh luận đã bị hạn chế. Ngược lại, 100 thành viên của Thượng viện vẫn có quyền được tranh luận không giới hạn về bất cứ chủ đề nào.
Theo USAToday, trong lịch sử từng xuất hiện nhiều màn filibuster đáng kinh ngạc. Trong đó người giữ kỷ lục màn filibuster cá nhân dài nhất là cố thượng nghị sĩ bang South Carolina, Strom Thurmond. Ông đã phát biểu trong 24 tiếng 18 phút liên tục để ngăn Thượng viện thông qua Đạo luật Quyền Dân sự 1957. Trong bài phát biểu, vì hết nội dung để n🐽ói, ông từng đọc công thức nấu ăn như cách làm bánh kẹp thịt, pha chế sữa,... Dù màn filibuster này thành công, Đạo luật Quyền Dân sự 1957 vẫn được thông qua ở lần bỏ phiếu sau.
Màn filibuster khá gần đây có lẽ là của thượng nghị sĩ bang Kentucky, Rand Paul vào năm 2013. Động thái này không có giá trị thực tế vì thông lệ đã nói ở trên, nhưng Rand Paul chiếm diễn đàn Thượn🦄g viện trong vòng 13 tiếng liên tục. Mục đích của màn filibuster là để phản đối việc bổ nhiệm John Brennan vào vị trí giám đốc CIA do ông này ủng hộ tăng cường dùng máy bay không người lái (drone) để đánh bom. John Brennan cuối cùng vẫn được Thượng viện bổ nhiệm làm giám đốc CIA.
Khꦐông phải chỉ nghị viện Mỹ mới có quy định về filibuster. Một số nước khác cũng có quy định filibuster tương tự như Anh quốc, Bắc Ireland, Australia, New Zealand, Canada.
Filibuster còn từng được nghị ༒sĩ thành Rome cổ đại vận dụng khá thành công. Vì nghị viện Rome có quy định mọi công♌ việc đều phải kết thúc lúc hoàng hôn, nên chỉ cần nghị sĩ nào có thể phát biểu không dừng tới khi đêm xuống là sẽ thành công ngăn chặn đạo luật chuẩn bị biểu quyết.