Trong một tuyên bố đưa ra vào sáng 2/10, Lầu Năm Góc tìm cách giảm bớt lo ngại rằng việc Trump nhiễm nCoV đặt ra mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia. Họ cho biết diễn biến này không làm thay đổi năng lực hay mức độ sẵn sàng chiến đấu của lực lư꧑ợng vũ trang và cũng không thay đổi cơ cấu chỉ huy.
"Quân đội Mỹ sẵn sàng bảo vệ đất nước và các🧜 lợi ích của chúng tôi", Jonathan Hoffman, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, nói.
Bộ trưởng Quốc phòng𝄹 Mark🅰 Esper đã điện đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 2/10 về Tổng thống và các chủ đề khác trong khi cả hai đều đang công du nước ngoài, theo một quan chức quốc phòng Mỹ. Esper đang ở Morocco, trong khi Pompeo ở Croatia.
Mặc dù các quan chức quốc phòng đang cố gắng trấn an người dân Mỹ, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Murphy thừa nhận có "những tác động an ninh tiềm tàn❀g bất cứ khi nào Tổng thống bị ốm". Nhưng ông cho rằng mức độ cấp thiết của những lo ngại đó phụ thuộc vào việc tình trạng sức khỏe của Trump có xấu đi hay không.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows ngày 2/10 cho biết Trump có triệu chứng nhẹ và vẫn đủ sức khỏe để điều hành đất nước. "Tôi rất vui khi Mark Meadows làm rõ tình trạng sức khỏe của Tổng thốn𝓀g vào sáng nay, các đồng minh và đối thủ của chúng ta cần biết và hiểu điều đó, bởi vì có nhiều đối thủ đang thăm dò các điểm yếu của chúng ta", Murphy nói.
Một số cựu quan chức an ninh quốc gia cảnh báo mối đe dọa có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của Trump. "Miễn là Tổng thống chỉ có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, sẽ không có bất kỳ sự 🐻thay đổi lớn nào trong cách vận hành bộ máy an ninh quốc gia của chúng ta và cả hành động của những đối thủ", Eric Brewer, cựu quan chức an ninh quốc gia dưới thời Trump ౠvà Obama, cho biết.
Trong khi đó, nhà phân tích của CNN Samantha Vinograd đánh giá tình hình hiện tại ẩn chứa nhiều rủi ro hơn nhiều. "Việc Tổng thống Trump nhiễm nCoV là điều rất tồi tệ khi nhìn từ góc độ an ninh quốc gia. Nó có thể làm tê liệt chính phủ Mỹ. Rủi ro ngay trước mắt là có thể còn nhiều nhân viên khác nhiễm virus. Đâ༒y có thể là một trong số những khoảnh khắc nguy 🔴hiểm nhất chính phủ liên bang phải đối mặt", bà viết.
Các quan chức và giới phân tích cho rằng cộng đồng tình báo phải xem xét liệu các đối thủ nước ngoài có coi tình thế bất ổn trong Nhà Trắng là cơ hội hay không. "Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao các đối thủ để xem họ phản ứng như thế nào💮 và họ có thể làm gì trong thời gian này", một quan chức Mỹ 🌃cho biết.
"Những nước này bao gồm Nga, Trung Quốc, Iran và các nhóm khủng bố", cựu quan chức tình báo Norman Roule, nói. "Cộng đồng tình báo cần phân tích, thu thập tin tức từ nhiều nguồn về những quyết định, hoạt động quân ꦯsự, cũng như việc điều động nhân sự và nguồn lực có thể phục vụ cho các hoạt động chống lại chúng ta".
Văn🦂 phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, lãnh đạo 16 cơ quan của cộng đồng tình báo, có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể tăng cường thu thập thông tin về các đối thủ. Murphy bày tỏ lo ngại Iran có thể lợi dụng tình hình để trả đũa việc Mỹ hạ sát tướng Qassem Soleimani hồi đầu năm. Ông cũng nghi ngờ Nga có thể tăng cường thực hiện chiến dịch tung thông tin giả để tác động đến cuộc đua vào Nhà Trắng, mặc dù Moskva đã nhiều lần nhấn mạnh họ kh✱ông can thiệp bầu cử Mỹ.
James Clapper, cựu giám đốc tình báo quốc gia dưới thời Obama, cho rằng "ít khả năng" các đối thủ của Mỹ có động thái nào trong thời gian này. Tuy nhiên, những người đứng đầu các cơ quan tình b✤áo cần "nâng cao cảnh giác để đề phòng bất kỳ hành động khiêu khích nào", ông nói.
Phương Vũ (Theo CNN)